Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Đối với bệnh thoái hóa khớp những người khi mắc phải bệnh này thường rất khó khăn trong việc cử động hay di chuyển. Bệnh thoái hóa khớp là do các khớp bị thoái hóa theo thời gian. Căn bệnh này thường găp ở những người lớn tuổi. Và bệnh này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới nếu tuổi dưới 50, và gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới nếu độ tuổi trên 50 tuổi.

Thoái hóa khớp là một bệnh phức tạp với đặc điểm chính của bệnh là tổn thương sụn khớp dẫn đến tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp. Hiện nay, nguyên nhân chính xác của thoái hóa khớp vẫn chưa được xác định một cách rành mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến thoái hóa khớp. Những yếu tố này có thể chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố có thể can thiệp và các yếu tố không thể can thiệp.


1. Yếu tố không thể can thiệp
-Độ tuổi và giới tính. Như đã nói ở trên thì việc thoái hóa do tuổi là không thể tránh khỏi, và tùy từng giới tính ở những thời điểm khác nhau mà bệnh thoái hóa khớp cũng khác nhau.

- Tiền căn gia đình và duy truyền. Thoái hóa khớp là bệnh có liên quan đến tính di truyền.

2. Yếu tố có thể can thiệp được

- Béo phì: Theo các nghiên cứu cho thấy thì béo phì có liên quan mật thiết tới bệnh thoái hóa khớp. Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường. Nếu bệnh nhân mắc bệnh béo phì đang trong thời gian giảm kg thì nó đồng thời cũng giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.

- Hormone: Tăng nhanh sau độ tuổi mãn kinh.

- Dinh dưỡng: Tùy vào nồng độ vitamin trong cơ thể người. Người có nồng độ vitamin D, C thấp sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp nhiều hơn người bình thường.

-Nghề nghiệp: các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng khớp quá mức sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Nông dân có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn so với những người bình thường.

- Hoạt động thể lực quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.

3. Phòng bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên:

- Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.

- Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...

- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét