Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser xuyên qua da
Khi thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn nặng hơn, phương pháp điều trị vật lý không còn hiệu quả nữa, nhiều bệnh nhân lại không muốn điều trị bằng phương pháp mổ hở hoặc nội soi vì sợ biến chứng và để lại sẹo. Vì vậy phương pháp giảm áp lực đĩa đệm bằng laser xuyên qua da là phương pháp được lựa chọn cho các vấn đề này.
Phương pháp giảm áp lực đĩa đệm bằng laser xuyên qua da
Phương pháp giảm áp lực đĩa đệm bằng laser xuyên qua da( viết tắt là PLDD ) là một thủ thuật có thể thích hợp với nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, ngay cả đối với những người lớn tuổi và có vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, với những phụ nữ ngại đau đớn và sợ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ với đường rạch khi phẫu thuật vùng cột sống thì PLDD cũng là một lựa chọn tốt.
Năng lượng laser được đưa vào nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ thống quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser sẽ làm bốc bay một phần nhân nhầy, giúp giảm áp suất nội đĩa đệm. Từ đó, khối nhân nhầy thoát vị co rút lại, giúp giảm áp suất chèn ép lên rễ thần kinh ở vị trí thoát vị.
Thông thường, việc điều trị với một tầng (1 đĩa đệm) chỉ mất khoảng 15 phút. PLDD còn giúp tránh được gây mê và một số biến chứng nặng trong mổ hở, sẹo của vết mổ cũng có thể gây xơ dính thần kinh, một rủi ro có thể gặp phải sau mổ hở.
Nhược điểm
Trong trường hợp bệnh nhân có khối thoát vị quá lớn, các vòng xơ của đĩa đệm bị đứt nhiều, đĩa đệm đã bị vỡ, phì đại dây chằng vàng, đứt dây chằng dọc sau, dọc trước, trượt thân đốt sống trên độ 1, thoái hóa cột sống nặng, xẹp đĩa đệm trên 50% thì điều trị giảm áp bằng laser qua da không còn là phương pháp hiệu quả.
Nhiều người bệnh e ngại laser và tia X từ máy chiếu X-quang khi làm PLDD gây hại cho cơ thể. Nếu laser được sử dụng đúng cách và có bảo hiểm tốt cho đôi mắt thì được coi là vô hại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét