Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống, cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống, cách điều trị

Gai cột sống là bệnh do sự phát triển của xương, sụn đã bị thoái hóa. Gai cột sống xuất hiện ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống
Gai cột sống do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Nhưng khi giai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh

1. Dấu hiệu nhận biết

Đa số bệnh nhân bị gai cột sống sống chung hòa bình với gai. Nhưng lại có khoảng 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới những triệu chứng đau, lưng, cổ, sau đó lan ra tứ chi, làm yếu bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do:

- Gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh. Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những cảm giác đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

- Vùng thường xuất hiện các cơn đau thường là nhưng vùng hoạt động nhiều như vùng cổ và thắt lưng. Và cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động như: đi, đứng ,… Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghĩ ngơi. Vì vậy, khi người bệnh bị đau những vùng này sẽ giới hạn cử động ở các phần này.

- Đối với những người bị gai đốt sống cổ thì triệu chứng thường là đau lan xuống vai thường kèm theo nhức đầu.

- Đối với những người bị gai đốt sống thắt lưng thì cơn đau lan xuống lưng và chân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh chấn thương lưng, viêm thấp khớp,đứt đĩa liên sống, đau thần kinh tọa. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp tiết kiệm được chi phí, đề phòng được những biến chứng xấu có thể xảy ra.
2. Cách điều trị

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết nhưng gai vẫn có thể mọc lại.
Không xâm lấn, phẫu thuật:

- Việc cần làm đầu tiên của người bệnh là nghĩ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do cơn đau.

- Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
Điều trị phẫu thuật:

- Là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng,mãn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây nên các hiện tượng rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả với phương pháp saut

Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả với phương pháp saut

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

                                             

Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa và điều trị. Nhưng những biến chứng của bệnh tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm:

- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.

- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.

- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.

- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…

- Tử vong.

Với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, bên cạnh đó là chế độ ăn khắt khe. Người bị tiểu đường rất khó có thể bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể bằng những loại thực phẩm thông thường.

Tảo Mặt trời Spirulina là một loại thực phẩm lý tưởng cho người bị tiểu đường vì :

Trong tảo giàu những khoáng chất tự nhiên như Sắt, Canxi, Kali, Magie,... đặc biệt là Kẽm – loại khoáng chất người tiểu đường cực kỳ thiếu do chế độ ăn phải hạn chế các loại thịt động vật, hải sản, do đó Tảo mặt trời Gold Plus được bổ sung thêm Kẽm, chỉ cần 3g Tảo Mặt trời Gold Plus có thể bù đắp 20% lượng Kẽm cần thiết trong ngày. Ngoài ra, việc bổ sung một lượng lớn các chất chống oxi hóa như phycocyanin, chlorophyll... từ Tảo Mặt Trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho người bị tiểu đường dễ bị suy giảm miễn dịch do chế độ ăn kiêng thiếu chất.

Thêm vào đó Tảo Mặt trời với lượng Vitamin dồi dào, đặc biệt là Vitamin A, và Zeaxanthin là những chất được Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng có chức năng bảo vệ các mao mạch, các dây thần kinh ở võng mạc, giúp cho bệnh nhân tiểu đường sáng mắt, hạn chế các biến chứng về mắt mà người tiểu đường lâu năm hay bị. Trong tảo còn chứa Phenylalanine tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở bộ não làm giảm các cơn đói dày vò đồng thời nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Với Phycocyanin và Chlorophyll là những hoạt chất sinh học quý giá giúp thanh lọc thải độc cho cơ thể, acid GLA và vitamin K ( 3 gr Tảo Mặt trời tương đương 20 % lượng vitamin K cần thiết/ ngày, giúp đốt lượng mỡ thừa giúp cho cơ thể người bị tiểu đường hạn chế biến chứng về tim mạch đặc biệt là xơ vữa động mạch.

Với tỷ lệ dinh dưỡng: Hàm lượng Carbohydrate 15-25%, hàm lượng Đạm thực vật dễ tiêu từ 8 loại axit amin không thay thế từ 55-75%, hàm lượng chất béo 0%, không chứa đường , tinh bột do vậy tảo Mặt trời là một nguồn thực phẩm tự nhiên cân đối, hoàn hảo rất an toàn cho người bị tiểu đường đồng thời hỗ trợ kiểm soát một cách hiệu quả lượng đường trong máu.

Để điều trị tối đa cho người bị tiểu đường: Mỗi ngày chỉ cần 6 viên Tảo Mặt trời Gold vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và tối trong 2 tháng đầu tiên khi uống tảo Mặt trời sẽ hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường hiệu quả nhất. Sau đó nên dùng liều duy trì từ 6-12 viên Tảo Gold/ ngày hoặc Tảo Mặt trời tự nhiên để ổn định đường huyết, hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho sức khỏe bền vững.

Song song với việc uống Tảo Mặt trời trong điều trị bệnh tiểu đường người bệnh cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý:

Ăn uống:

Hạn chế các loại chất bột đường, chất béo (mỡ động vật) và những thức ăn giàu năng lượng rỗng như: bánh kẹo, nước ngọt,...

Hạn chế mức đường ăn vào cơ thể ở mức tối tiểu, nên dùng các chất tạo vị ngọt tự nhiên để thay cho đường như chiết xuất từ cây cỏ ngọt.

Tăng cường cung cấp cho cơ thể chất xơ: rau xanh, trái cây.

Ăn đa dạng các loại thức ăn trong một ngày, ăn có chừng mực: không nên để quá đói cũng như không nên ăn quá no, nên ăn những thức ăn càng gần với tự nhiên càng tốt vì nó không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.

Vận động:

- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày.

- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày.

- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

- Giữ vệ sinh cá nhân tốt, kiểm tra đường huyết hàng tháng và kiểm tra mắt hàng quý.
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng những phương pháp sau

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng những phương pháp sau

Sau đây là 5 bí quyết gúp kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Các phương pháp này đặc biệt dành cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường khi trưởng thành hoặc tiểu đường tuýp 2. Nhưng một số phương pháp cũng có thể hữu ích cho tất cả các loại tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các phương pháp điều trị tự nhiên này có thể làm đảo nghịch tiền tiểu đường.





Tập thể dục thường xuyên hơn

Các bài tập tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim làm giảm rủi ro bị tiểu đường tuýp 2. Tập luyện cũng đem lại nhiều lợi ích cho những người đã mắc phải tình trạng này. Nó có thể làm giảm nồng độ đường huyết, cải thiện nhận cảm insulin và cải thiện tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh tim mạch. Bệnh nhân nên tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh để xây dựng cơ bắp và giảm mỡ trong cơ thể, miễn là bạn có thể tập chúng một cách chính xác.

Tránh một số loại thực phẩm

Mặc dù tất cả các loại carbohydrate đều có ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết nhưng trong đó một số loại carbs gây hại nhiều hơn các loại khác. Carbohydrate đã được chế biến hoặc tinh luyện được tiêu hóa quá nhanh gây ra thay đổi đột ngột đường huyết và nồng độ insulin.

Những ai quan tâm đến sức khỏe lâu dài của họ nên tránh các loại carb đơn vì ăn các loại carb này có thể gây ra sản sinh chất AGEs. AGEs là nguyên nhân của các nếp nhăn góp phần gây ra bệnh An-dai-mơ và làm lão hóa các tế bào trong cơ thể.

Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của carbohydrate đến nồng độ đường huyết

Nếu như bạn đã được khuyên kiểm tra nồng độ đường huyết của mình, một trong những quãng thời gian cần thiết để kiểm tra là sau khi ăn carbohydrate. Nếu như bạn không biết các thực phẩm nào là carbohydrate, bạn nên nhận sự trợ giúp của một chuyên gia dinh dưỡng. Rất nhiều bác sĩ thường đưa bệnh nhân tiểu đường đến gặp chuyên gia dinh dưỡng nhưng một số bác sĩ không.

Giảm mỡ trong cơ thể

Carbohydrate không phải là vấn đề duy nhất. Trên thực tế, carb tốt là rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh. Hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám là rất có lợi cho sức khỏe. Tuy rằng một số chất béo là cũng tốt cho sức khỏe của bạn nhưng một số khác nên hạn chế. Nếu như bác sĩ thấy rằng bạn đã mắc phải loại bệnh tim nào đó, bác sĩ sẽ đề xuất việc hấp thụ ít hơn lượng chất béo khoảng 20% so với tổng lượng calo.

Giảm mỡ trong cơ thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chất béo cản trở cơ quan nhận cảm mà giúp các tế bào nhận ra insulin và hút glu-cô-zơ từ các thực phẩm.

Tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết

Có rất nhiều chất dinh dưỡng và thảo dược tự nhiên có lợi cho việc kiểm soát nồng độ đường huyết, cải thiện độ nhạy với insulin hoặc bảo về các tế bào của cơ thể khỏi các tác hại bệnh tiểu đường có thể gây ra. Sau đây là một số cái nhìn về các loại chất dinh dưỡng và thảo dược này và lợi ích mà chúng đem lại:

Axit lipoic anpha giúp chữa các tế bào bị tổn thương và tổn thương dây thần kinh ngoại vi, cải thiện trao đổi glucozo và tăng khả năng nhận cảm insulin, cải thiện tuần hoàn máu đến chân và bàn tay.

Quả việt quất có thể giúp ngăn ngừa bệnh màng lưới và mù mắt do tiểu đường bằng cách tăng cường sức mạnh thành mạch máu và giảm viêm.

Chất kẽm đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 do hoạt chất chống oxi hóa.

Xê-len: bệnh nhân tiểu đường có đặc trưng là có rất ít chất chống oxi hóa quan trọng này trong máu.
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
Nguyên nhân và ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân và ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa liên đốt sống cấu tạo là những bao sơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong có chức năng co dãn, chống sóc để cột sống hoạt động dễ dàng. Khi các bao sơ này bị rách các lớp nhân nhầy thoát ra ngoài đó là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống.
- Nguyên nhân đầu tiên gây thoát vị đĩa đệm là các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
- Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
- Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
- Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
- Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
- Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm

- Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.
- Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
- Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
- Lao động và làm việc khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
- Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.
- Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
- Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
Người Việt với báo động bệnh tiểu đường

Người Việt với báo động bệnh tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau 10 năm tại nước ta đã tăng từ 2,7% lên gần 6%, đây là con số đáng báo động. Trong khi đó trên thế giới, cứ 15 năm thì tỷ lệ này mới tăng gấp đôi. 


Đây là kết quả nghiên cứu do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện vào năm 2012, vừa công bố tại Hà Nội. Hơn 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã tham gia nghiên cứu. 

Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên nhân của thực trạng này là do sự thay đổi về lối sống dẫn đến thay đổi về dinh dưỡng, thu nhập năng lượng dư thừa và cơ cấu bữa ăn thay đổi với tỷ lệ protein, lipid chiếm ưu thế, rau xanh và khoáng chất ít đi. Bên cạnh đó phải kể đến lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực do sử dụng các phương tiện cơ giới thay cho hoạt động thể lực trong sinh hoạt và công việc. Sự kết hợp của một loạt các yếu tố trên đã sinh ra bệnh đái tháo đường. Cụ thể, gần 6% dân số Việt Nam bị tiểu đường, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ (hơn 7%), thấp nhất là Tây Nguyên (gần 4%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012.

Cũng theo nghiên cứu, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. 

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%, cao hơn hẳn so với thế giới. Trên thế giới, cứ một người bệnh được quản lý điều trị thì sẽ có 1 người đái tháo đường trong cộng đồng không được chẩn đoán (50%). Kiến thức chung về bệnh của người dân cũng rất thiếu. Gần 76% số người được hỏi có kiến thức rất thấp về chẩn đoán và biến chứng của bệnh, chỉ có 0,5% có kiến thức tốt, tiến sĩ Quang cho biết. 

Vì thế, Chiến lược quốc gia phòng chống đái tháo đường giai đoạn 2013-2020 đặt ra mục tiêu tăng cường sàng lọc tại cộng đồng để phát hiện người bị tiền đái tháo đường, bị đái tháo đường. Đồng thời nâng cao chất lượng can thiệp, đảm bảo 80% người bệnh sau tư vấn thay đổi lối sống.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Thế giới, bệnh thường xảy ra âm thầm, khi biểu hiện rõ thì đã có biến chứng đe dọa tính mạng. Tại Việt Nam, cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thì 6 người đã có biến chứng. Ngay các bệnh nhân đã được chẩn đoán cũng chưa điều trị đúng mức. Hậu quả của nó rất nặng nề, là thủ phạm của nhiều bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi...

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường thì người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát tốt để không tiến triển thành bệnh. Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh. Nếu không can thiệp, 33% bệnh nhân tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh.

Trường hợp đã mắc bệnh thì cần tuân thủ đúng hướng dẫn. Với bệnh nhân tiểu đường việc điều chỉnh chế độ ăn là một trong những mục tiêu quan trọng. Một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức khó khăn, đó là khẩu phần ăn cần đảm bảo chất bột đường chiếm 50-60% tổng năng lượng, chất đạm chiếm 15%, mỡ động vật ít dưới 7%.

Biểu hiện của bệnh thường là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo… Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012
Bệnh đau lưng nguyên nhân do đâu?

Bệnh đau lưng nguyên nhân do đâu?

Bệnh đau lưng là một bệnh phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Đau lưng có nhiều nguyên nhân có thể là do cột sống bị thoái hoá, do bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hoặc do lao động và làm việc không đúng tư thế…Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên bệnh đau lưng.

1. Căng cơ

Căng cơ thường xảy ra do mang vác những vật nặng hay bị ngã. Một số trường hợp bệnh nặng khi chúng ta có những hoạt động nhẹ, đứng lên, ngồi xuống cũng gây căng cơ. Khi các sợi cơ hoặc dây chằng vùng lưng bị rách có thể bị viêm, khi đó các vùng cơ thắt lưng bị co gây đau dữ dội vùng thắt lưng và khó khăn cho việc di chuyển.

Đa số những hiện tượng đau thắt lưng cấp tính đều do tổn thương cơ hoặc dây chằng vùng thắt lưng. Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức hoặc do tổn thương các sợi cơ.

2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là do các tư thế ngồi, tư thế lao động của bạn không đúng. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng sai tư thế. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các tác nhân gây bệnh.

Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

3. Đau lưng do dây thần kinh tọa

Mang vác nặng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa (còn gọi là thần kinh hông, thần kinh ngồi,..) là dây thần kinh lớn và dài nhất trong thân người, chạy từ chậu hông xuống giữa đùi sau, xuống khoeo chân rồi chia làm hai nhánh, chạy xuống bàn chân.

Triệu chứng khi bị đau lưng do dây thần kinh toạ là đau lưng giữa hay lệch một bên, càng đau hơn khi cúi xuống hay khi bị xóc người (qua ổ gà, vấp vào đá).

Cảm giác đau lan xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Nhói lưng khi ho, khi hắt xì, khi cười. Cột sống cứng đờ, bị đau khi nghiêng người. Teo cơ bên chân đau.

Càng ngày càng khó cúi người xuống. thấy có những triệu chứng trên, bạn nên đi khám ngay, vì điều trị sớm sẽ tránh được nhiều phiền toái.
Trẻ em với bệnh tiểu đường

Trẻ em với bệnh tiểu đường

Thường bệnh đái tháo đường (tiểu đường) xảy ra nhiều ở người lớn, nhưng trẻ em vẫn có thể bị. Khi bệnh xảy ra ở trẻ thì việc chữa trị khó khăn hơn.


Bệnh ĐTĐ ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn làm phá hủy cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết mạn tính. Giống như ở người lớn, ở trẻ em cũng tồn tại ĐTĐ dạng 1 và ĐTĐ dạng 2. Với dạng 1 ở trẻ là do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh. Với dạng 2 thường gắn liền với tình trạng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng gây nên.Trước đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường chỉ được nói đến ở người trưởng thành, nhưng gần đây căn bệnh này xảy ra nhiều ở trẻ em, bởi chế độ dinh dưỡng có sự thay đổi. Bệnh ĐTĐ thường xảy ra nhiều hơn khi trẻ thừa cân, béo phì ngày càng tăng. Một khi bệnh xảy ra cho trẻ thì rất khó điều trị, bởi cơ thể của trẻ đang cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Việc chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em không đơn giản. Người lớn ít nghĩ đến trẻ mắc bệnh này, nên không đưa trẻ đi khám. Chính vì vậy, khi nghi ngờ trẻ em (nhất là với trẻ béo phì) bị ĐTĐ, cần đưa bé đến ở bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Một khi đã xác định chắc chắn là ĐTĐ thì việc điều trị có thể phức tạp, nhất là đối với trẻ mắc ĐTĐ dạng 2. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, còn phải tuân theo chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.

Nếu điều trị bệnh ĐTĐ không đúng, chẳng những không kiểm soát được đường huyết mà còn gây ra những biến chứng nhất định, trong đó hạ đường huyết là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Não của trẻ luôn cần được cung cấp đường hằng định để nuôi não, nên khi bị hạ đường huyết sẽ làm giảm cung cấp đường cho não, từ đó làm giảm sự phát triển của não dẫn đến giảm trí thông minh, giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.

Với trẻ bị ĐTĐ dạng 1, trong chế độ ăn uống hằng ngày vẫn như bình thường, chỉ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tinh bột và mỡ động vật. Với trẻ mắc bệnh thuộc dạng 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hằng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao; đồng thời cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.

Các thực phẩm như bắp, khoai sọ, các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau muống, trái cây chín ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận nên bổ sung hằng ngày để cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, việc vận động cơ thể, tập thể dục, cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trẻ béo phì.
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Trẻ béo phì với nguy cơ mắc đái tháo đường

Trẻ béo phì với nguy cơ mắc đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2 thường chỉ thấy ở người lớn có liên quan đến người thừa cân béo phì. Nhưng với tốc độ gia tăng trẻ béo phì, số ca mắc ĐTĐ ở trẻ em đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn.



Đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2 là tình trạng không dung nạp gluco của cơ thể do sự đề kháng insulin. Bệnh này thường gặp ở người trưởng thành do rối loạn chuyển hóa. Còn ở trẻ em, bệnh đái tháo đường nếu có thường là đái tháo đường loại 1. Tới 90% trẻ em bị ĐTĐ là ở thể này. Nhưng bên cạnh đó 10% ĐTĐ ở trẻ em là loại 2.

Do tính chất cuộc sống thay đổi, chế độ dinh dưỡng thay đổi, số em bé bị bệnh này đang tăng dần và có thể vượt qua con số 10% trong thời gian tới. Các triệu chứng nhận biết ĐTĐ loại 2 ở trẻ em là biểu hiện: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, sụt cân. Ngoài ra, con bạn liên tục kêu khát, mệt mỏi, giảm thị lực và xuất hiện các đám biến đổi sắc tố da. Khát nhiều là do em bé mất nước nên có hiện tượng rối loạn nước và điện giải trong cơ thể. Tình trạng mệt tiến triển là do cơ thể không dung nạp được đường dẫn tới sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể.

Hai triệu chứng thính lực và thị lực đặc trưng cho thể bệnh loại 2 vì ĐTĐ loại 2 vốn là bệnh gây biến chứng vi mạch nhiều nhất.

Biến chứng vi mạch sẽ tác động mạnh đến cơ quan thị giác và thính giác. Tình trạng bị tổn thương tế bào nội môi mạch máu, dẫn tới sự xơ cứng và suy giảm chức năng vi tuần hoàn đã giảm nuôi dưỡng cho hai cơ quan này. Hệ quả, võng mạc kém nhạy với ánh sáng và tai thì kém nhạy với âm thanh. Điều này đã là nguyên cớ gây ra giảm thị lực và thính lực ở trẻ nhỏ.

“Đôi bạn thân”: béo phì - ĐTĐ

Béo phì và ĐTĐ loại 2 có mối quan hệ tương đối mật thiết. Gần như các bệnh nhân ĐTĐ loại 2 trong giai đoạn đầu đều có béo phì. Tình trạng béo phì làm gia tăng lượng mỡ xung quanh tụy. Điều này làm giảm khả năng tiết insulin. Đồng thời, lượng mỡ trong cơ thể tăng thì làm tăng sự rối loạn nhận cảm insulin của tế bào, hay nói một cách đơn giản là tăng đề kháng với insulin. Béo phì càng cao thì tính đề kháng càng mạnh.

Mặc dù không phải 100% trẻ béo phì đều bị ĐTĐ loại 2 và không phải 100% trẻ mắc bệnh này đều do béo phì vì vẫn có những trẻ bị ĐTĐ loại 2 mà cân nặng không rơi vào trạng thái béo phì. Song, béo phì trong ĐTĐ loại 2 vẫn là vấn đề nổi trội.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu giảm thị lực, giảm thính lực, rối loạn sắc tố da (sạm da vùng gáy, nách) và béo phì nên cho trẻ đi khám chuyên khoa để biết chính xác về tình trạng sức khỏe.

Dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng cho dự phòng ĐTĐ loại 2. Không để trẻ bị dư cân, béo phì. Còn đã ở trong tình trạng này cần nghiêm túc có chế độ ăn, vận động để kiểm soát cân nặng. Việc này cần theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng để trẻ vẫn có đủ năng lượng cho đang giai đoạn tăng trưởng.

Cương quyết chống các yếu tố nguy cơ khác như: tĩnh tại, xem ti vi, máy tính nhiều giờ, ưa thực phẩm nhiều dầu, mỡ. Tạo cho trẻ thói quen vận động tích cực: bơi, đi bộ, thể dục thể thao, đạp xe đạp, tập võ thuật... sẽ bảo vệ hệ thống chuyển hóa đường cho con trẻ.
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hầu như rất mơ hồ, đôi khi chúng ta nghĩ chỉ là những cơn đau lưng, đau mông đột đơn giản nhưng thực tế những triệu chứng đấy báo hiệu giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. 

Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp bạn nên lưu ý.

Sau khi bị trượt ngã đập mông xuống đất, sau một khuân vác nặng, sau một cúi gập lưng đột ngột, người bệnh thường triệu chứng sau:

1. Triệu chứng đau
Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.


2. Triệu chứng tê bì
Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi.

Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt
Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.

Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.

4. Các triệu chứng của một đĩa đệm thoát vị:
Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:
- Đau thần kinh tọa, Đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
- Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
- Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
Đái tháo đường gây ra bệnh bàn chân

Đái tháo đường gây ra bệnh bàn chân

Khoảng 10-30% các trường hợp bị vết thương tại bàn chân do biến chứng đái tháo đườngcó thể phải cắt cụt chi.
Tai biến nguy hiểm

Bà Dương Thị H. (64 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) mới đây phải đi khám vì chân bị loét. Gần 2 năm trước, bà H. thấy bàn chân có vẻ nặng nề, thô ráp, lớp da bị bong ra và màu sắc kém hồng hào, nhưng vẫn đi lại được. Sau đó, bàn chân teo lại và khô nứt nẻ. 2 tháng trước nhập viện, bà H. bị trầy xước nhỏ ở vùng mu chân và phía đầu gần ngón chân do ngã xe. Mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ nhưng vết loét càng ngày càng rộng, đau đớn và chảy mủ, bà H. bèn đến khám tại Bệnh viện 103 (Hà Nội). Tại đây, bà được chẩn đoán đái tháo đường dạng 2.

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết T.Ư (Hà Nội), loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người đái tháo đường. Nguyên nhân gây loét là do bệnh tiểu đường gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt. Khoảng 10-30% bị loét bàn chân bị cắt chi; nhưng cũng không giải quyết được triệt để bởi tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt sẽ cao. Bàn chân là vị trí mà biến chứng đái tháo đường dễ xảy ra. Nguyên nhân do tổn thương vi mạch máu và tổn thương các sợi dây thần kinh ngoại biên gây ra.

Bệnh bàn chân thường gặp

Theo các chuyên gia, bệnh của bàn chân liên quan tới đái tháo đường hay gặp bao gồm:

Nhiễm nấm

Bệnh đái tháo đường khiến hệ miễn dịch của da bị suy yếu, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng bị kém làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Các bệnh nấm có thể gặp là nấm móng, nấm gót chân. Các dấu hiệu nhận ra là móng chân, thường là ngón cái, bị đổi màu, bề mặt móng kém sáng bóng, dày và dễ mủn. Rìa móng xuất hiện các đám tổn thương là các sùi có màu trắng hoặc vàng, đôi khi có mủ.

Loét bàn chân

Thông thường ít khi bàn chân tự loét mà phải có một sự cố nào đó như mụn, nhọt, vết thương, chấn thương, lội nước hay đơn giản chỉ là đi giày quá chật. Vết thương càng ngày càng bị nhiễm trùng, loét ăn sâu và rộng. Nguyên nhân do đường máu quá cao làm chậm sự liền vết thương, gây tổn thương mạch máu. Vết thương ở bàn chân dễ dàng “ăn” sâu đến xương, lộ gân có nguy cơ hỏng gân, hoại tử xương, phải cắt cụt.

Khô da

Đây là hiện tượng phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Lý do là vì da nghèo nuôi dưỡng lại do tổn thương thần kinh, thay đổi chuyển hóa, lớp mỡ dưới da bị tiêu thụ sạch nên da trở nên thô ráp và kém sáng khỏe. Da trở nên khô, nứt nẻ, hay bị bong vảy. Cẳng chân và bàn chân teo tóp, không mỡ màng. Da bên ngoài rất dễ bong vảy trắng.

Viêm dây thần kinh

Bàn chân của người bệnh cũng có nguy cơ bị bệnh viêm dây thần kinh do đái tháo đường. Lý do là vì bệnh này làm tổn thương lớp màng bọc nuôi dưỡng dây thần kinh ngoại vi đi đến chân. Người bệnh có biểu hiện tê bì, da khô nứt nẻ. Một số người có cảm giác lạnh ở bàn chân.

Với vết thương ở người mắc đái tháo đường, phải điều trị bệnh gốc là kiểm soát đường huyết và điều trị vết thương theo một chế độ đặc biệt. Không được nặn, bóp, chọc thủng các vết thương, vết bỏng hay nốt mụn ở bàn chân. Giữ vệ sinh và lựa chọn giày dép phù hợp.

Dấu hiệu bất thường

- Móng chân bị đổi màu

- Da có dấu hiệu khô

- Bị rối loạn cảm giác tại bàn chân

- Hay đau mỏi chân không đi được xa

- Sưng phồng bất thường và kéo dài tại bàn chân

- Xuất hiện quá nhiều nốt chai chân.
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
Stress dễ bị tiểu đường

Stress dễ bị tiểu đường

Theo chuyên gia về bệnh lý do stress ở Trường Đại học Munich (Đức), một trong các thói quen bất lợi cho sức khỏe của 80% người có cuộc sống căng thẳng là ăn quá nhanh.



Đáng nói hơn nữa, trái với định kiến mệt quá khó nuốt cho trôi, họ thậm chí ăn nhiều lần trong ngày. Tổng lượng thực phẩm vì thế cao hơn ở những người thong dong. Hơn nữa, họ rất thích ăn vặt với món ngọt vì đường vừa cung cấp ngay năng lượng vừa trấn an hệ thần kinh cho dù tác dụng chỉ là chữa cháy.

Ăn quen, ăn hoài

Cũng chính vì tác dụng cung ứng năng lượng từa tựa như lửa rơm, bùng lên không được bao lâu phải châm tiếp nên người quen ăn ngọt phải ăn hoài, nhất là khi nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng do stress một khi đã vào nhà mấy khi chịu giậm chân một chỗ. Thói quen ăn ngọt do đó cũng từa tựa như ghiền cà phê, thuốc lá, nghĩa là sớm muộn cũng phải tăng “đô”.

Cảm giác mau đói, tâm trạng quạu quọ khi thiếu chất ngọt, tất cả hòa quyện vào nhau thành một loại stress nặng ký hơn căng thẳng vì công việc. Hậu quả là cơ thể phản ứng sai lệch dưới hình thức phóng thích liên tục nội tiết tố corticosteroid từ tuyến thượng thận. Phản ứng trên cơ bản là đúng nhưng éo le là tuyến thượng thận bao giờ cũng xài sang nên không cung cấp corticosteroid ở lượng đủ dùng mà lần nào cũng thế, cao hơn nhu cầu trên thực tế của gia chủ. Do đó, người càng nhiều tham sân si càng mau thừa corticosteroid. Lâu ngày, gia chủ chẳng khác nào bị ngộ độc thuốc dù không dùng thuốc chỉ vì ngày đêm “nuôi ong tay áo” mà không biết!Nếu lệ thuộc thuốc nguy hại thế nào thì dính vào chất đường cũng không khá gì hơn. Nếu với người không bị stress, thiếu chút đường trong máu không đến độ trầm trọng trong khi chờ đợi gia chủ điều chỉnh thì ngược lại, với nạn nhân của stress lại là chuyện nghiêm trọng chẳng khác nào thiếu… thuốc! Vì quen với lượng đường phải cao trong máu nên “stress nhân” rất dễ đói bụng, thậm chí “xấu nết” nếu không kịp ăn!

Có vay, có trả

Chuyện không chỉ có thế. Vì chất đường trong máu nhiều lần đột biến cả ngày lẫn đêm nên nạn nhân sớm muộn cũng lãnh 2 đòn đánh nguội. Trước hết, tụy tạng, cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu, dễ kiệt sức. Bệnh đái tháo đường chỉ chờ có thế. Kế đến, hễ trục trặc với chất đường thì rối loạn biến dưỡng chất béo len lén vào nhà hồi nào không hay. Hậu quả là nạn nhân bị tăng mỡ máu cho dù có cữ béo đến phát thèm.

Tình trạng này càng rõ nét nếu gia chủ chọn thái độ bình chân như vại trước bàn viết, trước máy vi tính, lại thêm ngủ ít. Khi đó, đường huyết sáng nào cũng cao hơn bình thường cho dù nạn nhân suốt đêm không ăn! Khi đó, mỡ tự động ký gửi dưới thành bụng khiến vòng số 2 nổi bật, trong khi vòng số 1 và số 3 của nạn nhân thường xẹp lép do bắp thịt nhão nhoẹt vì không còn đủ năng lượng cho chức năng vận động.

Phòng cháy hơn chữa cháy

Chất đường trong thực phẩm không được thoái biến đúng mức để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là vận động bắp thịt và dẫn truyền thần kinh, nếu thiếu sinh tố B1. Càng stress càng mau thiếu B1. Hậu quả là cho dù ăn ngọt nhưng vẫn thiếu năng lượng. Cơ quan rất nhạy cảm với tình trạng thiếu năng lượng chính là não bộ. Do đó, bị stress khiến dư đường trong máu nhưng thiếu B1 là lý do khiến đầu óc lơ tơ mơ. Không lạ gì nếu người ăn ngọt quá thường mau đãng trí vì sinh tố B1 chẳng khác nào chiếc nến điện trong động cơ. Chỉ cần bu-gi không nẹt lửa thì máy có hàng hiệu thế nào cũng đành nằm không!

Ai cũng cần năng lượng. Hay dở chỉ ở chỗ tiếp tế cho đúng lúc. Khéo hơn nữa là cung ứng cho sớm, trước khi lâm trận và sau đó bổ sung để chuẩn bị cho trận kế tiếp. Ăn ngọt ngay lúc căng thẳng chẳng khác nào châm dầu vào lửa. Vừa cháy sạch lại thêm phỏng nặng là chuyện bình thường.
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012
Kết hợp vật lý trị liệu và tập luyện chữa thoát vị đĩa đệm

Kết hợp vật lý trị liệu và tập luyện chữa thoát vị đĩa đệm

Thóat vị đĩa đệm là một bệnh liên quan đến cột sống thoái hóa. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu kết hợp với một số động tác thể dục dưới đây.

Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu

Với phương pháp này các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo giãn cột sống. Tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính mà cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.


Các phương pháp điều trị giảm đau bao gồm chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng một số dòng điện giảm đau như dòng giao thoa, dòng ten, siêu âm giảm đau và giảm co cứng cơ, chiếu đèn hồng ngoại. Đặc biệt, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn cột sống để tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống.

Sau khi đĩa đệm trở về vị trí cũ, người bệnh sẽ không còn cảm giác tê, đau nhức hay khó chịu. Người bệnh vẫn có thể lao động nặng nhưng cần chú ý tránh các tư thế xấu, khi khiêng đồ vật nặng phải hạ hai chân (vị trí như đứng tấn), khi nhặt đồ vật rơi xuống đất cần bước một chân trước một chân sau rồi hạ thấp hai đầu gối dùng tay lấy đồ vật, cố gắng giữ lưng luôn ở vị thế thẳng.

Các bài tập kéo giãn cột sống, bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng


Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại mỗi bên 15 lần.

Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm, giữ 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 6: Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 7: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 8: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần.

Động tác 9: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào mỏi thì nâng mông lên rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 10: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), tay bên phải giơ thẳng về trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần.

Làm 10 động tác thì được tính một đợt, mỗi ngày người bệnh có thể làm từ 23 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo cho chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống vững chắc hơn.
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012
Đối phó bệnh tiểu đường với 10 phương pháp

Đối phó bệnh tiểu đường với 10 phương pháp

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.


1. Quản lý trọng lượng

Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Các chuyên gia cho biết giảm 5% trọng lượng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh và ổn định.

2. Thường xuyên vận động

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

3. Tập thể dục

Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.

4. Ăn ít carbohydrate

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

5. Hạn chế thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

6. Ăn nhiều chất xơ

Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn.

7. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến

Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.

8. Dùng bột quế

Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

9. Uống cà phê

Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.

10. Tránh căng thẳng

Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012
Hậu quả của việc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Hậu quả của việc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau, vì vậy khi phát hiện bệnh phải xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho người bệnh.

>> ĐAU LƯNG ÂM Ỉ CÓ PHẢI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
>> ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP TỐT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
>> CÁCH CHỮA BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HIỆU QUẢ

Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Hậu quả do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng thì gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh để lại những hậu quả sau:

1. Đau rễ thần kinh.

Đau ở rể thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, chèn ép do xương); do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh.

Đau rễ thần kinh xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

Đau rễ thần kinh có thể xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.

2. Rối loạn cảm giác

Thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

3. Rối loạn vận động :

Biểu hiện là bệnh nhân bị bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.

4. Rối loạn cơ thắt:

Trong tổn thương các rễ vùng xương cùng (rễ S3, S4, S5) có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

5. Có 3 hội chứng đuôi ngựa tùy theo tầng thoát vị đĩa đệm, có các hội chứng khác nhau:

Hội chứng đuôi ngựa trên: Triệu chứng là liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thể này ít gặp vì thoát vị đĩa đệm ở đoạn cao (L1 – L2 và L2 – L3) ít có điều kiện xảy ra.

Hội chứng đuôi ngựa dưới: Do thoát vị đĩa đệm L5 – S1, có rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân (rễ L5, S1, S2).

Hội chứng đuôi ngựa giữa: Thường gặp do thoát vị đĩa đệm L3 – L4 và L4 – L5. Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

Chẩn đoán xác định viêm đa rễ thần kinh dựa trên cơ sở lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…

Chữa trị bằng các biện pháp kết hợp

Chế độ vận động: Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.

Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ : Bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.

Dùng thuốc: Chủ yếu là dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Các thuốc này đều có những chống chỉ định nên phải do thầy thuốc chuyên khoa sử dụng.

Các biện pháp điều trị đặc hiệu khác đều phải điều trị nội trú tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh và phẫu thuật thần kinh.