Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ?
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? Bệnh tiểu đường tuýp 2 thực sự rất nguy hiểm nó đang trở thành căn bệnh đại dịch toàn cầu. Theo thống kê cứ 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người bị tiểu đường tuýp 2. Đây là thực trạng rất đáng báo động về lối sống, cách ăn uống sinh hoạt không khoa học cùng với cuộc sống tĩnh tại ít vận động, béo phì tăng cao là một trong những yếu tố góp phần làm bùng phát căn bệnh này.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 đang trở thành thách lớn cho cả cộng động
Theo cảnh báo của WDF, sự gia tăng bệnh đái tháo đường ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển là một con số khủng khiếp: 170%. Như vậy, bệnh đái tháo đường có xu hướng phát triển nhanh ở các nước đang phát triển, các nước có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống, tốc độ đô thị hóa…
Theo Hội liên hiệp đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2011 toàn thế giới có 366 triệu người mắc đái tháo đường và 280 triệu người bị tiền đái tháo đường. Dự tính tới năm 2030, con số tương đương sẽ là 552 triệu người và 398 triệu người. Trong số đó thì khoảng 90% là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, còn lại là người mắc đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên chỉ có khoảng 6% số bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. Từ đó có thể nói, đái tháo đường tuýp 2 đang trở thành một đại dịch nguy hiểm bởi sự gia tăng nhanh chóng cùng những biến chứng của bệnh gây ra tình trạng ốm đau kéo dài, tử vong sớm… đang trở thành thách thức lớn cho tất cả cộng đồng.
Tại sao gọi tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh đại dịch toàn cầu
Theo thống kế cứ 10 người thì có tới 9 người mắc tiểu đường tuýp 2. Có thể nói rằng cuộc sống càng phát triển thì đồng hành với số lượng người mắc tiểu đường ngày càng nhiều đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Theo các chuyên gia bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng chống được bằng cách thay đổi lối sống, cách ăn uống lành mạnh cùng với thói quen rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc tiểu đường.
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc 5 ở các nước phát triển. Điều đáng lo ngại là tình trạng quản lý bệnh đái tháo đường còn chưa được chặt chẽ không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Người ta thấy việc phát hiện số người đái tháo đường giống như phần nổi của một tảng băng.
Mặc dù là bệnh không lây nhiễm, nhưng một số loại virus có thể là thủ phạm gián tiếp gây bệnh đái tháo đường, như các virus sởi, quai bị… Bản thân các loại virus này không thể gây nên bệnh đái tháo đường nhưng nó có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trước đây, nhiều người cho rằng ăn quá nhiều đường glucose thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đó lại không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu là giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì, đặc biệt béo bụng được xem là yếu tố đương nhiên dẫn tới kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa và tiến tới đái tháo đường tuýp 2.
Rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin, tiến tới đái tháo đường tuýp 2. Các yếu tố được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 là: 45 tuổi trở lên; người có BMI = 23 trở lên; người có người thân cận kề đã mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sẩy thai; đái tháo đường thai kỳ; sinh con 4kg trở lên; người có tiền sử cân nặng khi sinh dưới 2,5kg); tăng huyết áp vô căn; người có tiền sử rối loạn dung tạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói; người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
Bệnh tiểu đường đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội
Chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường là một chi phí phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố do nó phải gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện thì thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Chi phí cho quản lý sức khỏe của người mắc bệnh đái tháo đường gấp 2-4 lần người không mắc bệnh này, bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh v v… Ngoài các chi phí trực tiếp thì xã hội phải gánh vác các khoản chi phí gián tiếp cho bệnh nhân đái tháo đường như chất lượng sản phẩm lao động bị giảm sút do lo lắng, nghỉ ốm, nghỉ mất sức…
Tác động của tử vong và biến chứng sớm do đái tháo đường lên sức sản xuất, chi phí tài chính và xã hội là rất lớn, bởi bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở độ tuổi từ 26-64 – lứa tuổi lao động chính tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho cả cộng đồng và cho mỗi gia đình.
Giải pháp phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và ít vận động. Để phòng chống được bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách hiệu quả nhất hãy luôn ghi nhớ công thức: Chế độ ăn uống lành lành + Tích cực vận động.
Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tới 85% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách kết hợp giữa các bài tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường từ các loại thảo dược tự nhiên.
Ngoài ra trong điều trị bệnh tiểu đường typ 2 người bệnh nên kết hợp với các loại thảo dược như mướp đắng, giảo cổ lam đây là một trong những loại thảo dược trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét