Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Thoát vị đĩa đệm: Từ chẩn đoán đến điều trị

Một trong những bệnh thường gặp nhất của cột sống là chứng thoát vị đĩa đệm và việc chẩn đoán sớm cũng như điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng vượt qua tình trạng đau đớn và hạn chế mỗi khi vận động





Triệu chứng ban đầu mơ hồ

Cột sống được ví như cái khung của tòa nhà. Nó có nhiệm vụ mang trên mình cơ thể nặng hàng chục cân của một con người. Khi cột sống gặp vấn đề bất ổn, ngay lập tức con người trở nên nặng nề và khó chịu hơn. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy song.
 
Khi bị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ có cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện, đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt, đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau.

Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi. Đặc biệt, khi bệnh đã nặng bệnh nhân không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được sâu. Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.

Nguyên nhân gây TVĐĐ cột sống thắt lưng là do tác động của các yếu tố bên ngoài như nghề nghiệp, tải trọng quá mức, chấn thương. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng đều có thể là tác nhân gây bệnh.

Phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống.
 

Hình ảnh phẫu thuật thần kinh vi phẫu tại BV Việt Pháp Hà Nội
Phương pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn định sau đợt điều trị nội khoa từ 4 đến 6 tuần, nếu không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới. Can thiệp phẫu thuật sẽ chỉ được chỉ định sau khi đã thất bại trong điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, trong các trường hợp sau: đau dữ dội, thể liệt và teo cơ, thể tái phát nhiều lần và ngày càng gần làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động của bệnh nhân, hội chứng chùm đuôi ngựa…

Trong phẫu thuật sẽ có các phương pháp:

Mổ hở: phương pháp kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định, kể cả phần chống chỉ định trong gây mê. Phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng

Kỹ thuật vi phẫu: đây là phẫu thuật với độ xâm lấn ít nhất, bảo tồn tối đa cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm và cột sống, để lấy đi khối thoát vị gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi khoảng 1 tháng là có thể đi làm lại và không còn biểu hiện đau nữa.


GS. BS Frédéric Hor - Chuyên khoa phẫu thuật thần kinh

Theo GS Frédéric Hor, mỗi ca mổ phẫu thuật TVĐĐ thường kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để tiến hành quá trình vi phẫu lấy khối đĩa đệm thoát vị ra khỏi cơ thể bệnh nhân rồi cố định phần vừa được phẫu thuật lại. Nhờ có kính hiển vi điện tử mà các thao tác trong vi phẫu điều trị TVĐĐ diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn so với mổ bằng mắt thường, vết mổ sẽ rất nhỏ, hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ.
  
Ngoài ra, tập vật lý trị liệu rất quan trọng cho sự hồi phục của bệnh nhân sau mổ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét