Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Bước đột phá mới trong điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường với " Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 khỏi hoàn toàn còn với người bệnh tiểu đường tuýp 1 khi dùng bài thuốc nam thì giảm hẳn được liều dùng insulin hàng ngày thậm chí tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người bệnh mà tuyến tụy được khôi phục hoạt động trở lại bình thường". Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 từ các thảo dược và cây thuốc nam.

Bệnh tiểu đường hay là bệnh dư đường trong đông y còn có một tên khác " chứng bệnh tiêu khát". Tiểu đường đang trở thành căn bệnh thời đại của xã hội. Trong đó có bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm phổ biến, theo thống kê cứ 10 người mắc bệnh tiểu đường thì có tới 9 người bị tiểu đường tuýp 2 ( bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ đến 90%, đối tượng mắc tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là người lớn tuổi ).
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Insulin có vai trò điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu, vận chuyển đường tới các mô tế bào của cơ thể để tạo ra năng lượng cho quá trình trao đổi chất bên trong cũng như hoạt động thể chất bên ngoài cơ thể.
Theo Đông y có rất nhiều các cây thuốc nam hay các loại thảo dược được xem là những vị thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả giúp người bệnh cắt giảm liều dùng thuốc tây đồng thời giữ đường huyết của người bệnh luôn ổn định. Dưới đây là một số bài thuốc đông y chúng tôi muốn giới thiệu để người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn bài thuốc phù hợp với mình.

Mướp đắng là một trong những loại thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất tốt
BÀI THUỐC TỪ DÂM BỤT
Tên khoa học: Hibiscus Rosa- sinensis. Họ bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trẩng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.
Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.
Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.
Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường:
Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
Bài 2: Rễ dâm btụ tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.
Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống
VỎ DƯA HẤU
Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thuỷ qua, tây qua bì.
Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sây khô.
Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.
Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.
Liều dùng: 10-30g
Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng
Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:
Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.
RỄ CÂY CHUỐI GIÀ
Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu
Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.
Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.
Liều dùng: 30-120g
Người tuỳ vị hư nhược không đựơc dùng.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường:
Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày .
Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống
Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.
LÁ ỔI
Tên khoa học: Psidium guỵava. Họ Sim (Myraceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.
Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô.
Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.
Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.
Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g
Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng
Chữa tiểu đường:
Bài 1: Lá ổi 30g ( tươi 50g), sắc uống thay nước trà
Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày.
Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắop tươi 100g. Nấu nwocs uống cả ngày.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giữ đường huyết ổn định và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
- Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường.
- Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng.
- Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn.
- Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục.
- Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang.
- Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén.
- Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày.
- Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn.
- Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt.
- Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.
- Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần.
- Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g.
- Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên.
- Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày.
- Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù.
- Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần.
- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày.
- Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g.
- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét