Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai đang là một vấn đề về sức khỏe phổ biến nhất trong thai kỳ của người phụ nữ. Tuy tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ, nhưng nếu thai phụ không kiểm soát tốt đường huyết thì dễ dẫn tới biến chứng thai sản sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy các thai phụ cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để sớm phát hiện và có hướng điều trị tốt an toàn cho mẹ và bé.


Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai


- Tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng và biểu hiện gì rõ rệt. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose khi có thai được 24 đến 28 tuần.
- Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp này từ lần khám thai đầu tiên, và lặp lại vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên là âm tính.
- Tiểu đường khi mang thai có thể gây những biến chứng cho cả mẹ,  thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, tiểu đường khi mang thai có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ  ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da;  khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2. Chính vì vậy cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để chuẩn đoán sớm và kịp thời điều trị, tránh các biến chứng cho cả mẹ và con là việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Xét nghiệm tiểu đường khi mang thai  thuộc nhóm đối tượng nào

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bạn sẽ thuộc nhóm rủi ro cao đối với chứng bệnh này (và cần phải được xét nghiệm sớm) nếu:
  • Bạn béo phì (Chỉ số khối cơ thể – BMI – của bạn lớn hơn 30).
  • Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Bạn có đường trong nước tiểu.
  • Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
- Một số bác sĩ khuyên rằng bạn nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose sớm nếu bạn có những yếu tố rủi ro khác, như là:
  • Con trước của bạn có trọng lượng khi sinh khá lớn. (>= 4 kg hoặc >=4.5 kg).
  • Bạn đã từng có thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  • Bạn đã từng có bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Bạn bị huyết áp cao.
  • Bạn hơn 35 tuổi.
- Ngoài ra, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sản phụ khoa (Mỹ) số tháng 3/2012 cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng cân nhanh khi mang thai – đặc biệt là ở ba tháng đầu – và nguy cơ người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhóm có nguy cơ cao nhất là phụ nữ bị quá cân ngay từ đầu.
- Tuy nhiên có nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nhưng lại không có bất cứ yếu tố rủi ro nào nói trên. Đó là lý do vì sao đa số các bác sĩ cho rằng hầu hết phụ nữ có thai đều nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose từ tuần 24 đến 28.

Chỉ định làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

- Chỉ định xét nghiệm tiểu đường khi mang thai trong lần khám thai đầu tiên : Cho làm xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc đái tháo đường lâm sàng (clinical diabetes), đái tháo đường thai nghén (gestational diabetes) hoặc bình thường.
- Chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ : Nghiệm pháp có thể  được chỉ định ở “tất cả các thai phụ hoặc các thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai nghén cao.

Hướng dẫn xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

Để phát hiện sớm ra tiểu đường thai kỳ thì các thai phụ cần làm test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 24 và 28. Trước khi làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai yêu cầu thai phụ phải nhịn đói và rút máu đo đường huyết tương.
Sau đó bệnh nhân được uống 75gam Glucose . Đo lại đường huyết tương sau khi uống từ 1-2 giờ
Yêu cầu xét nghiệm dung nạp glucose phải thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất là 8 giờ.

Chuẩn đoán xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

Để chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ dựa vào các giá trị đường huyết sau đây:
- Đường huyết đói >92 mg/dl ( 5.1 mmol/l ) hoặc
- Đường huyêt sau 1h >180 mg/dl ( 10.0 mmol/l ) hoặc
- Đường huyết sau 2h > 153 mg/dl ( 8.5 mmol/l )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét