Triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu là gì ? Bệnh tiểu đường ở bà bầu là tình trạng tăng đường huyết trong thời kỳ mang thai ở những tháng đầu. Không giống như các dạng tiểu đường khác bệnh tiểu đường ở bà bầu sẽ hết sau khi sinh. Nhưng nếu thai phụ không được phát hiện sớm và điều trị tốt thì nguy cơ gặp phải các biến chứng về thai sản rất nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu
Về cơ bản triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu thường không có dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý. Chính vì vậy các thai phụ cần đi khám làm xét nghiệm đường glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ để sớm nhận biết ra bệnh tiểu đường để có hướng điều trị tốt cho mẹ và an toan cho thai nhi được phát triển bình thường.
Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24-28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ.
Chính vì triệu chứng tiểu đường ở bà bầu thường không có triệu chứng gì đặc trưng để nhận biết và phát hiện sớm. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo các thai phụ nên làm xét nghiệm dung nạp đường glucose ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ nếu như thai phụ rơi vào một trong các trường nguy cơ cao dễ mắc tiểu đường thai kỳ dưới đây.
Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao
Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
- Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
- Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
- Có đường trong nước tiểu.
- Gia đình có tiền sử tiểu đường.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:
- Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
- Bị thai lưu không nguyên do.
- Từng sinh con dị tật.
- Người mẹ bị cao huyết áp / quá 35 tuổi.
Bệnh tiểu đường ở bầu nếu phát hiện sớm và điều trị tốt luôn giữ được mức đường huyết bình thường thì sẽ tránh được biến chứng tiểu đường khi mang thai. Để làm được điều này thì thai phụ cần phải thực hiện nghiệm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị bằng chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng cùng với thuốc điều trị đồng thời thai phụ phải theo dõi một cách sát sao trong suốt quá trình trị liệu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét