Que thử tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa đường glucose khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc sản xuất ra nhưng cơ thể lại kháng insulin khiến cho đường huyết luôn tăng cao. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo về tim mạch, huyết áp, suy thận...Chính vì vậy việc chăm sóc và thoi dõi sức khỏe của người bệnh là hết sức quan trọng. Người bệnh phải thường xuyên được kiểm tra mức đường huyết của mình với que thử tiểu đường. Que thử tiểu đường sẽ giúp người bệnh theo dõi sát sao trong việc kiểm soát đường huyết của mình để từ đó tự điều chỉnh đường huyết thông qua ăn uống, tập lập và thuốc điều trị luôn ở mức an toàn.
Que thử tiểu đường là thiết bị giúp người bệnh kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết trong máu của mình.
Que thử tiểu đường
Que thử tiểu đường hay còn gọi là que thử đường huyết đây là một thiết bị chăm sóc sức khỏe hết sức cần thiết với những người bị tiểu đường vì que thử tiểu đường sẽ có nhiệm vụ rất quan trọng là qua quá trình kiểm tra lượng đường máu bằng que thử tiểu đường người bệnh sẽ biết được mình đang ở trong khoảng nào của bệnh, qua đó điều chỉnh lại chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp với bản thân.
Người bệnh cần kiểm tra đường máu thường xuyên, nên kiểm tra 1 tuần/lần với những người mới bị còn những người đã bị lâu hoặc nặng nên kiểm tra 2,3 lần/tuần. Nhưng tùy theo vào sức khỏe mỗi người, nếu cảm thấy đường huyết tăng hoặc giảm nên kiểm tra ngay để kịp thời uống thuốc cũng như tránh bị hạ hoặc tăng đường huyết đột ngột.
Cách kiểm tra đường huyết chính xác nhất với que thử tiểu đường
Không có khoảng thời gian chính xác nào để đo đường huyết vì nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như kế hoạch điều trị bệnh đường huyết, loại tiểu đường, cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.
Nếu bạn sử dụng insulin khi điều trị bạn cần làm xét nghiệm mức đường huyết với que thử tiểu đường từ 3- 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn, hoặc trước và sau khi tập luyện hoặc cũng có thể đo trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối bằng que thử tiểu đường.
Nếu bạn điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết của cơ thể bạn phải thực hiện thường xuyên hơn.
Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức dậy mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài với chiếc bụng trống rỗng.
Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ như bạn mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Dựa vào đó mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau :
- Khi mới thức dậy : mức đường huyết từ 90 - 130 mg/dL (khoảng 5-7 mmol/L).
- Trước khi ăn : mức đường huyết nên ở mức 70-130 mg/dL (khoảng 4-7 mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ : mức đường huyết từ 110 - 150 mg/dl.
Nếu bạn bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.
Những lưu ý khi dùng que thử tiểu đường
- Để lọ que thử tiểu đường ở nơi thoáng mát, khô ráo có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và ở những nơi có nhiệt độ cao, không được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đựng que thử tiểu đường nguyên trong lọ mua về. Để tránh hư que hoặc nhiễn bẩn que, không chuyển que sang các lọ hoặc các hộp đựng khác mà giữ nguyên que thử đường huyết trong lọ đựng ban đầu của nó.
- Không dùng que thử đường huyết đã quá hạn sử dụng và có thể máy sẽ trả về kết quả không chính xác.
- Sau khi lấy xong que cần phải đóng chặt nắp đậy, tránh không khí có thể vào trong.
- Chỉ chạm vào que thử khi tay sạch và khô ráo.
- Sử dụng ngay khi que đã được lấy ra khỏi lọ.
- Khi mở lọ que thử nới thì nên ghi ngày mở hộp lên trên hộp. Sử dụng 3 tháng sau khi đã mở nắp lọ. Không sử dụng que thử đường huyết đã mở quá 3 tháng.
- Chỉ thấm máu hoặc dung dịch chuẩn vào đầu que thử tiểu đường.
- Không được bẻ cong, cắt hay làm biến dạng que thử tiểu đường bằng bất cứ hình thức nào.
- Que thử tiểu đường chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, không sử dụng lại que thử đã thấm máy hay dung dịch chuẩn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét