Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012
no image

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều các triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nhưng về cơ bản có thể nhìn rõ bệnh tiểu đường ở 7 triệu chứng chính. Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, và do đó đường vẫn còn trong máu thay vì đi đến các tế bào và sau đó đi vào trong nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Vì vậy, mặc dù có một lượng lớn đường trong máu, nhưng vì nó được loại bỏ như chất thải nên cơ thể bị mất nguồn nhiên liệu chính cần thiết để sinh ra năng lượng.
Triệu chứng căn bệnh tiểu đường
Đáng tiếc là nhiều người vẫn hoàn toàn không biết rằng họ bị tiểu đường cho đến khi họ đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe hàng năm. Trong nhiều trường hợp các thành viên gia đình có liên quan sẽ nhận thấy những thay đổi ở người bị bệnh tiểu đường mà có thể chính người đó lại bỏ qua.
Bẩy triệu chứng quan trọng của bệnh tiểu đường:
1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản...
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, thường được coi như một căn bệnh mạn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Điều thú vị là có rất nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường người đã có thể ngừng dùng thuốc và có những kết quả khả quan cho thấy căn bệnh đã được kiểm soát. Họ nhận được kết quả này thông qua được điều trị kịp thời với phương thuốc hợp lý, thay đổi thói quen ăn uống và có chế độ tập thể dục thường xuyên, có phương pháp giảm cân an toàn...
Tin vui cho những bệnh nhân đang có những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường. Với bài thuốc nam gia truyền giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.
Chữa đau lưng cho bà bầu

Chữa đau lưng cho bà bầu

Phụ nữ trong thời kì mang thai cũng được xem là đối tượng dễ mắc bệnh đau lưng nhất, do đó chữa đau lưng cho bà bầu là điều vô cùng quan trọng để mẹ bầu luôn có sức khỏe và tâm lý thoải mái nhất để nuôi dưỡng thai nhi. 

Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng nhiều nhất ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì, sau đây là một vài phương pháp chữa đau lưng cho bà bầu các bạn nên chú ý:

1. Tập thể dục nhẹ nhàng
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng.


Chữa đau lưng cho bà bầu

Bạn cần chú ý đến tư thế tập. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là cố gắng dồn hể cơ thể về phía sau để tạo thế cân bằng. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

2. Massage thường xuyên
Mỗi buổi tối, hãy nhờ anh xã massage lưng, chân, tay hay bát cứ vùng nào bạn cảm thấy đau nhức. xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể được thoải mái, bớt đau nhức. Bạn cũng có thể đến các trung tâm massage dành riêng cho mẹ bầu để được massage một cách bài bản hơn.
Bạn nên dừng việc mát xa lại nếu bạn cảm thấy buồn nôn, choáng, không thoải mái hoặc bất kì triệu chứng nào khác. Những bà bầu mà có xu hướng hay ợ nóng thì nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ rồi mới mát xa. Những phụ nữ bị tiểu đường nên có một bữa ăn nhỏ trước khi mát xa.

3. Tư thế nằm.
Nằm trên nệm quá mềm và gối cao sẽ gây trũng vùng lưng. Để giảm đau hiệu quả, bạn nên nằm nghiêng sang trái. Có thể đặt chiếc gối giữa hai đầu gối và kê một chiếc dưới bụng. Cách này giúp tử cung không đè lên xương sống, tránh gây đau lưng sau khi ngủ.
Ngoài tư thế nằm, chị em cũng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi. Không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa, đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng và gác chân lên cao một chút.

4. Hạn chế đi giầy cao gót:
Hãy tránh xa đôi giày cao gót trong thời gian mang thai. Chúng có thể gây mất thăng bằng, làm biến đổi hình dáng của bạn. Ngoài ra, khi đi giày quá cao, bạn sẽ cảm thấy không an toàn. Nếu bắt buộc phải dùng, nên chọn loại vừa phải, thường xuyên tháo giày, xoa bóp hai bàn chân.

5. Chữa đau lưng cho bà bầu từ thảo dược:

Chữa đau lưng cho bà bầu
Chữa đau lưng cho bà bầu
Lá ngải cứu:
Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu, muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.
Cách làm:
- Lá ngải cứu rửa sạch.
- Trộn lẫn muối hạt to với lá ngải cứu đã rửa sạch sau đó nướng nóng hoặc rang lên.
- Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.
- Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp thì đến tháng tiếp theo sẽ không bị đau nữa.

Rượu gừng
Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.

Với những phương pháp chữa đau lưng cho bà bầu trên đây, hi vọng rằng các bạn sẽ có một thời kì mang thai thật thoải mái vui vẻ, tránh xa được căn bệnh đau lưng.
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
no image

Dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường

Hạt methi chữa bệnh tiểu đường không ? Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khi cơ thể thiếu hụt insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin đã không thể vận chuyển được chất đường glucose trong máu đi đến các tế bào, dẫn tới lượng đường trong máu sẽ tăng cao và sinh ra bệnh tiểu đường. Trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của hạt methi trong điều trị chữa bệnh tiểu đường.

Dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường

Thành phần của hạt methi chữa bệnh tiểu đường

  • 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans)
  • 20-30% protein cao trong lysine và tryptophan
  • 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine
  • Flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin)
  • Các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine)
  • Canxi và sắt
  • Saponin (0,6-1,7%)
  • Glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin)
  • Sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic
  • 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).

Hạt methi chữa bệnh tiểu đường như thế nào ?

Tổ chức Y tế thế giới cũng công nhận những hoạt chất có trong hạt methi không những làm hạ đường huyết ở người tiểu đường type 2 mà còn làm giảm những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, suy yếu và sụt cân.
Trong hạt methi có chứa axit amin 4-hydroxy-isoleucin kích thích sự tiết insulin do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài ra còn có nhiều galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu. Như vậy hạt methi được công nhận rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường cả hai type.
Ngoài hai chất kể trên, hạt methi còn chứa nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng góp phần tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bổ sung dưỡng chất, chống oxy hóa tế bào. Ngoài ra, galactomannan còn là chất xơ hòa tan tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn và làm giảm cholesterol trong máu.

Cơ chế tác động của hạt methi chữa bệnh tiểu đường

- Đầu tiên hạt methi chữa bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình hấp thụ của carbon.
- Thứ hai hạt methi chữa bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng làm ức chế quá trình vận chuyển glucose.
- Tác động cuối cùng và quan trọng của hạt methi chữa bệnh tiểu đường là nó giúp trì hoãn quá trình trống rỗng dạ dày.
Một hiệu ứng của hạt Methi chữa bệnh tiểu đường là làm tăng số lượng thụ thể cho insulin trong các tế bào hồng cầu.Và mặt khác nó giúp các mô ngoại vi của bạn có thể sử dụng được các glucose.

Cách dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường

- Dùng dạng bột: uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần một muỗng nhỏ (loại muỗng cà phê khoảng 5g) bột hạt hòa trong nước hoặc sữa.
- Dùng dạng hạt đã được rang sơ cho thơm: nhai ngày hai lần, mỗi lần hai  muỗng nhỏ.
- Dùng dạng hạt ngâm: mỗi tối lấy 1-2 muỗng hạt chưa rang đem ngâm trong một cốc nước lạnh đến sáng dậy uống hết nước trong cốc và có thể nhai nuốt luôn xác.
- Nấu cháo giống như nấu cháo đậu ăn sáng cũng rất tốt.
Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012
Đau lưng mỏi gối

Đau lưng mỏi gối

Đau lưng mỏi gối là bệnh thường thấy ở lứa tuổi đã cao, tuy nhiên do công việc cũng như áp lực cuộc sống gia đình mà lứa tuổi mắc phải bệnh còn ở độ tuổi trung niên, chủ yếu ở người làm văn phòng. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng lại là gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu, và nó ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng mỏi gối:

- Đau lưng mỏi gối chủ yếu là do ít vận động, ngồi sai tư thế, áp lực công việc, ngoài ra nếu bạn vận động không đúng cách hoặc mang vác các vật nặng, nằm không đúng quy cách…. cũng rất dễ dẫn đến chứng đau lưng mỏi gối.



- Đau phần trên lưng: Bị đau hoặc cảm thấy khó chị ở phần xương dẹt của vai, hoặc xung quanh lồng ngực. Nó xuất hiện hầu hết là do sự kích thích của cơ, đau các khớp ở lưng, bị thương hoặc nhiễm trùng.

- Đau giữa lưng: Đau ở giữa lưng được hiểu như đau dọc theo giữa xương sống, khu vực xung quanh ngực. Chứng bệnh này bị gây ra bởi chấn thương thể thao, vận động sai tư thế, viêm khớp, bệnh, hoặc bị căng cơ.

- Đau ở phía dưới của lưng (đau thắt lưng) : Đây là chứng đau phổ biến nhất, Cơn đau xuất hiện ở vùng thấp nhất của xương sống, khu vực thắt lưng. Trong số các bệnh nhân mà chúng tôi thăm dò, chứng đau thắt lưng là bệnh phổ biến nhất đối với họ trong số tất cả các bệnh nhân đã tham gia. 

Cách chữa đau lưng mỏi gối:

- Bạn cần phải nằm nghỉ ngay tại giường, toàn thân và tâm trí đều thả lỏng.

- Có thể nhờ người khác hoặc tự mình lấy dầu nóng xoa vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng hai bàn tay xát dọc hai bên cột sống theo chiều lên xuống trong 1 phút, sao cho vùng da nóng lên là được.

- Chữa đau lưng mỏi gối bằng chanh: Dùng 2 quả chanh ta rửa sạch, đặt lên vỉ than, nướng cháy khoảng 10 phút. Vắt cả nước, tinh dầu vào 650ml nước; sắc chung với 12gr câu kỷ tử, 15gr thục địa, 20gr củ mài (hoài sơn), 8gr sa sâm, 10gr mẫu đơn bì, 12gr thạch hộc, 20gr sơn thù. Còn 150ml, chia làm 3 phần uống trong 15 ngày.

- Lá đinh lăng là 1 thực phẩm giúp ích rất lớn trong việc chữa đau lưng mỏi gối ở nam giới. Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

- Chữa đau lưng mỏi gối, hoa mắt bằng cá trê:

Cá trê 2 con nhỏ khoảng 400g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 30g. Cá làm thịt theo cách trên, hồng hoa, trần bì cho vào túi vải mỏng buộc kín, thả vào nồi 400ml nước xương cá đun nhỏ lửa. Khi sôi kỹ cho bột đậu đen quấy đều, khi chín cho tiếp thịt cá vào quấy sôi là được. Ăn mỗi ngày 3 lần, trong 10 ngày.

Lưu ý, bài thuốc này phụ nữ có thai không dùng.

Nếu các bạn muốn tránh xa triệu chứng đau lưng mỏi gối thì hãy thực hiện theo những phương pháp chúng tôi giới thiệu trên đây nhé. 
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012
no image

Tiểu đường thai nghén và những điều cần biết

Tiểu đường thai nghén là một chứng bệnh thường gặp trong thời gian mang thai của người phụ nữ và nó đang trở thành mối lo ngại lớn về vấn đề sức khỏe thai kỳ. Tuy tiểu đường thai nghén không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ nhưng nếu thai phụ không được điều trị tốt thì nguy cơ gặp phải các biến chứng thai sản rất nguy hiểm.

Tiểu đường thai nghén và những điều cần biết

Tiểu đường thai nghén và những điều cần biết

Thực trạng đáng lo ngại ở hầu hết các quốc gia và cả Việt Nam tỷ lệ số chị em bị tiểu đường thai nghén ngày càng gia tăng mà trong khi đó nhận thức của các chị em về căn bệnh này còn rất thấp. Chính vì vậy trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giúp chị em hiểu sâu sắc về bệnh tiểu đường thai nghén để có cách tự phòng tránh và chăm sóc sức khỏe của mình nếu như chẳng may mắc phải tiểu đường trong giai đoạn thai nghén.

Tiểu đường thai nghén là gì ?

Tiểu đường thai nghén hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ - đái tháo đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai (trước đó bà mẹ không hề mắc bệnh) do cơ thể không thể sản xuất thêm insulin để đáp ứng với nhu cầu của thai kỳ. Tiểu đường thai nghén sẽ hết sau khi sinh.

Vì sao lại sinh ra bệnh tiểu đường thai nghén ?

Tiểu đường thai nghén và những điều cần biết
Có nhiều bà mẹ thắc mắc rằng trước đó tôi không hề mắc bệnh tiểu đường nhưng tại sao khi mang thai tôi lại mắc chứng bệnh tiểu đường thai nghén là thế nào ? Chúng ta cùng giải thích cho chứng bệnh tiểu đường thai nghén như sau:
Khi người phụ nữ mang thai sẽ có một sự biến đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, tuyến tụy có thể đã không tiết đủ insulin để chuyển hoá chất đường. Trong 3 tháng giữa của thai nghén, nhau thai bắt đầu tiết ra một lượng lớn hormon có khả năng tạo ra một trạng thái kháng insulin, làm giảm hiệu quả điều hòa nồng độ đường trong máu của insulin và hệ quả là nồng độ đường trong máu của người mẹ tăng cao, đến một mức nào đó thì bệnh tiểu đường thai nghén xảy ra.

Yếu tố nguy cơ nào dẫn tới bệnh tiểu đường thai nghén

Quá cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho phụ nữ mang thai do các chị em ăn uống quá nhiều khiến tăng cân quá nhanh ở những tháng đầu làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai nghén.
Đôi khi, thai nghén không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh đã có từ trước và chỉ được chẩn đoán nhân lúc làm một số thăm dò dành cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ của bệnh này là: Từng bị tiểu đường thai nghén hoặc đã từng bị thai chết lưu hay con nặng cân (trên 4kg hay 4,5kg); trong gia đình có người bị bệnh đái tháo đường; tuổi mẹ khi có thai trên 30; béo phì hay quá cân, chỉ số khối cơ thể 25 – 30; một số chủng tộc dễ bị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả những phụ nữ không thuộc diện trên cũng có thể bị bệnh.

Phát hiện tiểu đường thai nghén

Các phụ nữ có yếu tố nguy cơ … cần được xét nghiệm ngay từ lần đi khám thai đầu tiên bằng cách đo nồng độ đường trong máu lúc đói nhằm mục đích điều trị sớm, tránh biến chứng. Nếu có kết quả dương tính hay nghi ngờ, cần gặp thầy thuốc chuyên khoa về nội tiết để được theo dõi và chữa trị.
Để thai không phơi nhiễm với những nguy cơ, điều thiết yếu là phải phát hiện sớm bệnh ngay từ khi bắt đầu có thai, vì vậy, mọi phụ nữ có thai dù không có yếu tố nguy cơ cũng đều cần tìm đường trong nước tiểu hay nồng độ đường trong máu theo chỉ định của thầy thuốc.

Biến chứng tiểu đường thai nghén có nguy hiểm không ?

Thông thường, các biến chứng của tiểu đường thai nghén hiếm khi nghiêm trọng, vì thế tử vong chu sản (quanh cuộc đẻ) rất thấp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì có nhiều nguy cơ và biến chứng cho mẹ và thai.
Với mẹ: Có nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch và đối diện với khả năng bệnh sẽ chuyển thành đái tháo đường vĩnh viễn… Tiếp theo là dễ gặp các biến chứng như tiền sản giật, đẻ non, mổ lấy thai. Nếu mẹ kèm béo phì thì cũng tăng nguy cơ dị tật tim cho thai.
Với thai: Chính thai nhi phải gánh chịu nhiều biến chứng quan trọng như dị tật thần kinh hay tim, nguy cơ thai quá to (làm cho sinh đẻ khó khăn) nhưng lại không khỏe, vì thế, người ta gọi những trẻ đó là “người khổng lồ chân đất sét”, đẻ non… Ngoài ra, biến chứng lâu dài với con là tăng nguy cơ bị quá cân, béo phì và cả đái tháo đường sau này.

Có cách nào để phòng tránh được bệnh tiểu đường thai nghén ?

Khi đã có thai thì không thể tránh những bất thường về chuyển hoá nhưng vẫn có thể hạn chế nguy cơ bị bệnh ngay từ trước khi có thai bằng sự thực hành một lối sống lành mạnh:
Vận động hằng ngày, chế độ ăn cân đối… Ăn đường không gây ra bệnh đái tháo đường nhưng một chế độ ăn quá ngọt, quá nhiều mỡ và/hoặc luôn ăn vặt đồ ngọt cộng với lối sống trì trệ dễ gây ra tăng cân trên mức bình thường và chính những điều đó là yếu tố thuận lợi để sinh bệnh.

Điều trị bệnh tiểu đường thai nghén


Điều trị tiểu đường thai nghén có hiệu quả là giữ cho mức đường huyết không dao động và là cách tốt để phòng ngừa các biến chứng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần thực hành một chế độ dinh dưỡng do thầy thuốc hướng dẫn. Nếu được điều trị thích hợp, có thể giảm đến 50% số con sinh ra nặng cân và những biến chứng cho trẻ sơ sinh. Sau đẻ cần theo dõi chặt chẽ: Cần kiểm tra lại nồng độ đường huyết sau 6 tuần.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012
no image

Dấu hiệu bệnh tiểu đường khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai luôn có chế độ ăn uống đặc biệt, thêm vào đó khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ: Sự có mặt của nhau thai đã tiết ra nhiều hóc môn khác nhau để thai phát triển, hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị đái tháo đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh đái tháo đường do thai nghén và bệnh đái tháo đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy vẫn còn 5-20% tiếp tục bị đái tháo đường và có thể nặng thêm).
dấu hiệu bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ)
dấu hiệu bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ)

Tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ) là gì ?

Tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ – một trong những căn bệnh về rối loạn chuyển hóa tấn công vào thời kỳ mang thai của phụ nữ – đang được quan tâm hàng đầu. Theo một khảo sát của Bệnh viện (BV) Hùng Vương (TP HCM) dựa trên số liệu tổng hợp từ các BV, tỉ lệ thai phụ mắc tiểu đường có xu hướng tăng dần trong những năm qua, từ 2,1% năm 1997 lên 4% năm 2007 rồi 11% năm 2008; trong khi tại Hà Nội là 5,7% vào năm 2004.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ) 7 năm gần đây ?

Ngày nay số phụ nữ mang thai có dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường đang tăng lên gấp đôi trong vòng 7 năm trở lại đây. Số thanh thiếu niên bị đái tháo đường bẩm sinh tăng lên gấp 5 lần. Điều này đồng nghĩa với việc, sức khỏe của cả người mẹ và đứa bé đều bị đe dọa. Người phụ nữ khi mang thai rất khó để kiếm soát được những biến đổi về căn bệnh đái tháo đường mình mắc phải. Và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai hoặc đứa trẻ sinh ra bị chết yểu. Người phụ nữ khi biết mình mắc bệnh này, nếu lập gia đình và muốn sinh con thì cần phải lập một kế hoạch chắc chắn, cẩn thận cho việc mang bầu và sinh nở, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ ở độ tuổi mang thai đang có nguy cơ mắc bệnh đái thái đường ngày càng nhiều. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ phụ nữ mắc bệnh thời kỳ tiền mang thai có nhiều điểm khác với phụ nữ bị bệnh này trong thời gian có bầu. Trường hợp thứ hai này không cần phải quá lo lắng vì nó có thể phát triển trong quá trình mang thai rối lại mất đi sau khi em bé trào đời.
Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại vì nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho nhiều bà mẹ và em bé. Nếu mẹ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con có trọng lượng lớn nên sinh khó, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, bé dễ bị ngạt, vàng da nặng… Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành, những trẻ này dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu.
dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai
dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ:

- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường.
- Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu.
- Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).
- Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ…
- Nước tiểu bị kiến đậu…
Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thai nghén

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
- Đối với người mẹ:
Người có bệnh tiểu đường kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt
- Đối với thai nhi:
Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.
Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.
Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
Con của những bà mẹ bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh tiểu đường

Thai nghén có thể coi là một yếu tố sinh bệnh tiểu đường. Ngay cả khi bạn hoàn toàn khoẻ mạnh vẫn có thể bị bệnh tiểu đường khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi, do sự có mặt của rau thai đã tiết ra nhiều hóc môn khác nhau để thai phát triển. Mà các hóc môn của rau thai hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị tiểu đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh tiểu đường do thai nghén và bệnh tiểu đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy có một số ít vẫn tiếp tục bị tiểu đường).
Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng hơn lên. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng nghén: ăn uống kém, nôn mửa; nhất là đối với người bệnh được điều trị thường xuyên bằng insulin. Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ. Sau khi sinh, tác dụng của các hóc môn rau thai không tồn tại nữa cũng cần điều chỉnh insulin điều trị cho người bệnh một cách thích hợp.

Những điều bà mẹ mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường cần lưu ý khi mang thai

- Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường cao:
Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu một giờ sau đó. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của xét nghiệm tốt hơn khi thai phụ ở trong tình trạng đói. Nếu kết quả bất thường: >140 mg/dl, thì thai phụ ấy có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Ðể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho tiếp tục xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong ba giờ.
- Đối với những phụ nữ đã mắc tiểu đường trước khi mang thai:
Thai phụ cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Như vậy, những bà mẹ bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới  tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

Xem >> bài thuốc nam Tiêu Khát Thang sử dụng 100% thảo dược điều trị hiệu quả Bệnh Tiểu Đường

Đau lưng bên phải là bệnh gì

Đau lưng bên phải là bệnh gì

Đau lưng bên phải là bệnh gì? nguyên nhân và cách điều trị ra sao? chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay nhé. 

Nguyên nhân gây đau lưng bên phải:

Viêm ruột thừa: Đau thắt lưng bên phải là một trong những vấn đề đáng được quan tâm vì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh chết người – viêm ruột thừa. Khi người bệnh bị đau thắt lưng bên phải do viêm ruột thừa thường bắt đầu với biểu hiện đau âm ỉ ở vùng thắt lưng bên phải hoặc gần bụng, rồi sau đó đau nặng dần thêm cho đến lúc không thể chịu đựng được đi kèm với sốt và buồn nôn.


Đau lưng bên phải là bệnh gì

- Một nguyên nhân khác dẫn đến đau lưng bên phải đó là căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm là một bộ phận giảm xóc cho cơ thể, cấu thành bởi các nhân lỏng bên trong và được bao bọc bởi các bao xơ bên ngoài . Khi nhân lỏng của đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực nó sẽ nhô ra gây ra đau tập trung ở vùng thắt lưng, rồi lan ra các phần khác của cơ thể. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm cần những biện pháp điều trị đặc biệt và kịp thời nếu không nó sẽ cực kỳ khó chữa gây nhiều tác hại đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh sỏi thận. Khi căn bệnh mới bắt đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau âm ỉ nhưng khi bệnh nặng dần sẽ đau sang cả vùng thắt lưng phải, thắt lưng trái xuống tận háng và các bộ phận khác.

- Đau lưng bên phải di hội chứng ruột dễ bị kích thích (IBS), một căn bệnh gây ra đau lan tỏa và mập mờ. Người mắc bệnh này thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, sưng phồng và trung tiện. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy nhưng ở mức độ nhẹ.

Cách chữa trị bệnh đau lưng bên phải: Một khi đã trả lời được câu hỏi đau lưng bên phải là bệnh gì? chúng ta sẽ có cách phòng và chữa trị. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp phòng và chữa trị đau lưng bên phải như sau:

- Bệnh nhân khi có những triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa thì cần phải đến ngay bệnh viện để được bác sỹ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Đau lưng bên phải là bệnh gì
Đau lưng bên phải là bệnh gì

- Một phương pháp để giảm bớt căn bệnh nhiễm trùng tiết niệu đó là uống khoảng 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Tuyệt đối tránh bia, rượu, cà phê, chất ngọt tổng hợp và thức ăn cay. Ngoài ra còn phải tránh quan hệ tình dục trong thời gian này, tránh lây bệnh cho người khác.

- Để căn bệnh sỏi thận tránh trở nên trầm trọng và giúp ích trong quá trình điều trị bạn nên uống 2.5 lít nước mỗi ngày và tránh ăn nhiều đồ ăn mặn, chứa nhiều muối, đạm và nitơ

- Để đối phó với vấn đề của hội chứng ruột dễ bị kích thích bạn cần nghỉ ngơi và không quên tập luyện các bài tập thể dục như đi bộ, ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước, tránh thức ăn nhiều chất béo.

- Các bạn cũng nên phòng bệnh bằng cách ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, tập luyện thể dục thường xuyên... và đi khám bệnh ít nhất 2 lần/năm để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

Trên đây là những thông tin cụ thể trả lời cho câu hỏi đau lưng bên phải là bệnh gì? Hi vọng rằng với những kiến thức ít ỏi này các bạn đã có thêm nhiều hiểu biết để chăm sóc sức khỏe xương khớp của mình rồi.