Những lưu ý khi tiếm khớp cho người bị cơ xương khớp
Với sự ra đời rất sớm của ngành thấp khớp học, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị bệnh lý xương khớp thực sự không đơn giản, các bác sĩ nội khoa phải qua những khóa đào tạo chuyên ngành khớp và chuyên sâu.
Hiện nay, khi mà y học phát triển, các kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp ngày càng hiện đại. Tuy nhiên để tiêm cho người bệnh, phải là những bác sỹ có chuyên môn về bện
Kỹ thuật tiêm khớp được ứng dụng 60 năm nay. Năm 1951, Hollander nghiên cứu đầu tiên tác dụng của tiêm thấm corticoid vào khớp. Vậy ai có thể thực hiện được kỹ thuật này? Đó là các bác sĩ khớp, bác sĩ chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng đều có thể ứng dụng kỹ thuật tiêm khớp trong công tác điều trị bệnh khớp.
Một số vị trí tiêm khớp cổ chân, khớp cổ tay và vai.
Những điều bệnh nhân cần hiểu khi được tiêm khớp? Khi thực hiện tiêm khớp, chúng ta nên giải thích cho người bệnh hiểu được mục đích tiêm, kết quả đạt được của tiêm khớp và các biến chứng trong và sau khi tiêm, phản ứng đau sau khi tiêm. Cần để vùng tiêm nghỉ 24-48 giờ, lưu băng dính 24 giờ. Đặc biệt trước khi tiêm cần biết các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm khuẩn; teo da tại chỗ; biến chứng không nhiễm trùng (chảy máu chỗ tiêm, đau chỗ tiêm, tổn thương gân, tổn thương sụn).
Tuân thủ các chỉ định tiêm khớp
Thầy thuốc cần tuân thủ các chỉ định tiêm khớp, không được tiêm quá 4 lần/1 năm trên cùng một vị trí. Tiêm khớp cho các trường hợp như bị bệnh viêm khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến), bệnh gút, thoái hoá khớp đợt tiến triển, bệnh viêm quanh khớp vai, viêm điểm bám gân, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân. Những bệnh nhân không uống được thuốc chống viêm như bị loét dạ dày tiến triển hoặc tăng huyết áp nặng có thể ứng dụng tiêm khớp.
Không nên tiêm khớp trong các trường hợp nào?
Vùng da tiêm khớp nóng đỏ do mới đắp thuốc. Nhiễm khuẩn tại chỗ, viêm các mô, áp xe, nhiễm khuẩn toàn thân, uống thuốc chống đông, prothefse trong khớp, chấn thương khớp, loãng xương tại chỗ, đái đường chưa bình ổn, dị ứng với chất tiêm.
Lợi ích của tiêm khớp
Kết quả của tiêm đem lại nồng độ thuốc tại chỗ tối đa, mang lại hiệu quả chống viêm tối đa và giảm lượng thuốc chống viêm. Tiêm khớp có hiệu quả trong điều trị các bệnh khớp vì viêm màng hoạt dịch giải phóng ra cytokine và protease, tiêm corticoid ức chế cytokine và protease làm giảm đau nhanh.
Tiêm thuốc nội khớp chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng
Điều quan trọng nên nhớ tiêm corticoid vào khớp chỉ làm giảm phản ứng viêm và giảm đau, việc tiêm chỉ chữa phần ngọn. Chính vì vậy, điều trị gốc mới là nền tảng.
Trước thực trạng lạm dụng tiêm các thuốc chống viêm corticoid và chỉ định tiêm rộng rãi, kỹ thuật tiêm chưa đúng và không tuân thủ nguyên tắc tiêm khớp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề như nhiễm khuẩn khớp. Ảnh hưởng sức khỏe và chức năng vận động khớp, ảnh hưởng kinh tế gia đình và xã hội. Hậu quả nhiễm khuẩn khớp do tiêm khớp cũng là tiếng chuông thức tỉnh người bệnh và thầy thuốc nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định tiêm khớp. Mặt khác corticoid là con dao hai lưỡi, nó gây kích ứng dạ dày và thận, người có tiền sử bệnh dạ dày và thận thì không được sử dụng thuốc này.
Mỗi thầy thuốc và người bệnh nên xem xét “cái được và cái không được của tiêm khớp”. Là thầy thuốc chuyên khoa khớp, chúng tôi rất thận trọng khi bệnh nhân yêu cầu thầy thuốc cho tiêm khớp vì biết rằng người bệnh quá tin vào giá trị tiêm khớp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét