Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
Bien chung do thoai hoa dot song co la gi

Bien chung do thoai hoa dot song co la gi




Thoai hoa khop la ton thuong thoai hoa cua sun khop, dac trung boi qua trinh mat sun khop va hinh thanh to chuc xuong tan tao canh khop. Voi thoai hoa cot song noi chung va cot song co noi rieng, qua trinh lao hoa xay ra o dia dem va to chuc xuong dot song. Day la mot benh khop thuong gap nhat o nguoi co tuoi gay dau va han che van dong. Chan doan thoai hoa cot song co: benh nhan dau moi kieu co hoc, dau tang khi van dong, giam khi nghi ngoi; han che van dong cot song co: kho cui, ngua, nghieng, quay co; kem tieng lac rac khi van dong cot song. Thoai hoa cot song co co the khong co trieu chung ma chi co hinh anh tren Xquang. Chup Xquang thay co hinh anh tam chung cua thoai hoa: hep khe khop, dac xuong duoi sun va moc gai xuong (mo xuong).
Cac bien chung co the gap cua benh bao gom cac trieu chung chen ep than kinh gay dau doc tu co xuong vai va canh tay mot hoac ca hai ben; chen ep cac dong mach dot song gay dau dau, chong mat; han huu co chen ep tuy, bieu hien bang yeu, dau tu chi, di lai kho khan hoac liet khong van dong duoc.
Truong hop cua bac, dau dau chong mat co the do thoai hoa gay chen ep dong mach dot song. Tuy nhien can luu y o nguoi cao tuoi co the mac cac benh khac dan den dau dau chong mat nhu tang huyet ap hoac ha huyet ap, xo vua mach mau, roi loan mo mau, roi loan tien man kinh (o nu gioi), hoac tai bien mach nao hay u nao... Chinh vi vay bac nen den cac co so y te de kham toan dien, chan doan va dieu tri dung benh.
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Bài thuốc nam gia truyền chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống

Bài thuốc nam gia truyền chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều bệnh nhân đã từng trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả. Chính vì lý do này mà nhiều bệnh nhân đã mất đi hi vọng vào việc chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống, Chữa dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống đang là câu hỏi lớn của nhiều người. Đặc biệt nếu chữa khỏi bệnh thoái hóa từ thang thuốc nam là niềm hi vọng của đại đa số bệnh nhân đang mắc bệnh.
Để nắm được cách điều trị hiệu quả chúng ta trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Thế nào là bệnh Thoái Hóa Cột Sống ?
2. Triệu chứng biểu hiện bệnh Thoái Hóa Cột Sống như thế nào ?
3. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh thoái hóa cột sống ?
4. Liệu có thể trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống hay không ?
5. Những cơ sở điều trị khỏi bệnh thoái hóa cột sống

Hình ảnh các đốt cột sống con người

1. Thế nào là bệnh Thoái Hóa Cột Sống ?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Đây là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý hoặc do yếu tố di truyền mà hệ thống cột sống bị thoái hóa.

2.Triệu chứng biểu hiện bệnh Thoái Hóa Cột Sống như thế nào ?

- Đau nhức ê ẩm thường xuyên là một trong những biểu hiện của bệnh thoái hóa. Tuy nhiên tùy vào vị trí bị thoái hóa khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau:
Bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ: Bệnh nhân thường có những triệu chứng đau nhức cổ, vai gáy thường xuyên, có những người bị đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu tức hốc mắt.
Bện thoái hóa cột sống vùng lưng: Cảm nhận đầu tiên là bệnh nhân thấy đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng. Một số trường hợp bị nặng hơn ngoài biểu hiện bệnh đau lưng có thể ảnh hưởng đau nhức tới chi chân, hoặc có những trường hợp tê bì dọc mông xuống cẳng chân.

3. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh thoái hóa cột sống ?

Trong các nguyên nhân có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng phần nhiều bệnh nhân mắc phải thường là do nguyên nhân chủ quan:
-    Nguyên nhân chủ quan: Thói quen sinh hoạt, vận đông và nghỉ ngơi không hợp lý. Ngồi máy tính quá nhiều mà không đứng dậy để vận động. Bê vác vật nặng sai tư thể, chế độ dinh dưỡng không hợp lý…
-     Nguyên nhân khách quan: Do yếu tố di truyền – Nếu bố hay mẹ bạn có cấu trúc cột sống không tốt thì khả năng hệ thống cột sống của bạn cũng bị ảnh hưởng phần nào.

4. Liệu có thể trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống hay không ?

Khởi nguồn từ thang thuốc nam gia truyền, trải qua nhiều năm điều trị có những đóng góp và cải tiến hợp lý. Hiện nay chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp bài thuốc chuyên biệt thành công trong việc chữa trị bệnh thoái hóa cột sống,thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.
I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.
II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ thuốc lại để buổi tối dùng tiếp.
Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.
Công dụng của bài thuốc
- Đào thải toàn bộ độc tố do quá trình viễm nhiễm, thoái hóa gây nên.
- Hoạt huyết tăng cường lưu thông máu.
- Bồi bổ dinh dưỡng tới các tế bào cột sống bị thoái hóa.
- Bồi bổ dinh dưỡng giúp hồi phục hệ thống thần kinh bị thương tổn.
- Riêng với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bài thuốc có tác dụng đào thải Protein dư thừa trong đĩa đệm, giảm áp đĩa đệm giúp điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm.

5. Những cơ sở nào chứng thực cho các kết quả điều trị này ?

Tất cả các thông tin chúng tôi đưa ra là trung thực và khách quan. Hiệu quả điều trị được minh chứng bởi số lượng bệnh nhân đã được chữa khỏi và thuyên giảm. Minh chứng rõ ràng và minh bạch nhất: “Chúng tôi đóng vai trò là các bệnh nhân đi điều trị trò chuyện trực tiếp với những người đã điều trị”. Các bạn có thể nghe trực tiếp những Audio trò chuyện này tại site: THOAIHOACOTSONG.VN
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
Phân biệt thoái hóa đốt sống cổ , bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa

Phân biệt thoái hóa đốt sống cổ , bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa

Thoái hóa đốt sống cổ , bệnh thoát vị đĩa đệm , gai cột sống , đau thần kinh tọa là những tên khác nhau của bệnh thoái hóa cột sống. Rất nhiều bệnh nhân thấy hoảng sợ vì không biết tại sao bản thân lại mắc nhiều bệnh đến thế , không phân biệt nổi sự khác nhau giữa các tên của căn bệnh này. Trước khi đề cập đến thành công từ bài thuốc ta chiết xuất hoàn toàn từ dược thảo tươi trị bệnh thoát vị đĩa đệm , thoái hóa cột sống , gai cột sống , đau thần kinh tọa. Chúng mình đi tìm hiểu nguyên do , triệu chứng và cách phân biệt từng tên của bệnh lý. 
                                                          
* Thể hiện lâm sàng của bệnh nhân bị đau thần kinh tọa , thoái hóa đốt sống , thoát vị đĩa đệm cổ và lưng: 

Đau thần kinh tọa: Bệnh nhân thường có thể hiện đau lan dần từ dây lưng kéo xuống mông , tê bì xuống chân , đau mặt sau bụng chân làm tê yếu chân , có những bệnh nhân bị lâu năm có thê gây teo chân nếu không được chữa trị kịp thời.
  
Bệnh nhân bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ , thoát vị đĩa đệm vùng cổ thường có thể hiện đau nhức ở sau gáy lan xuống bả vai , phe tay. Những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ , thoát vị đĩa đệm vùng cổ lâu năm còn có thể hiện đau ở khớp ngón của bàn tay , đau buốt kéo lên đỉnh đầu , đau nửa đầu , chóng mặt , buồn nôn , mất ngủ thậm chí chèn lấn hệ thống giao thông thần kinh gây tức hốc mắt. Trường hợp bệnh nhân để lâu có xác xuất gây nên chứng teo cơ tay…

Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng , thoát vị đĩa đệm vùng lưng có triệu chứng đau lưng dưới , đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân , thể hiện nhức đầu nhất là về đêm và các thể hiện giống như bệnh nhân bị đau thần kinh tọa…
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013
Tự chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Tự chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Hội chứng do thoái hoá đốt sống cổ còn được gọi là bệnh thoái hoá đốt sống cổ, là một loại bệnh thường hay gặp ở những người cao tuổi, người làm việc văn phòng; lái xe... 

Thoái hóa đốt sống cổ thường do các đốt sống bị tăng sinh, vôi hoá, biến dạng... chèn ép kích thích vào các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống mà xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như ép rễ thần kinh cổ, ép tuỷ sống cổ, rối loạn thần kinh giao cảm mạch máu vùng cổ và vai. Khi bị kích thích đột ngột hoặc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống dẫn đến cung cấp máu không đủ ở động mạch sống nền, khi thần kinh giao cảm cổ bị kích thích có thể phát sinh rối loạn thần kinh giao cảm. 

Người bị thoái hoá đốt sống cổ thường bị đau ở cổ, ở đầu, tai, trán, bả vai và cánh tay trên, ngón tay bị tê mỏi, lạnh, làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (khi vận động mạnh bị đau dữ dội, khi đầu chuyển động đến một vị trí nào đó dẫn đến thiếu máu ở não) người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có lúc có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Người bị thoái hoá đốt sống cổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Trong lâm sàng sử dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị; biện pháp vận động cũng là một trong những phương pháp điều trị tích cực có hiệu quả nhằm làm giảm dần đau, tăng được tính đàn hồi dây chằng, các cơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp là vô cùng quan trọng.

Khi cột sống cổ bị thoái hoá, mọc gai xương sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh chi phối cho vùng bả vai và gây ra triệu chứng đau vai: Thoái hoá cổ 5, sẽ có rối loạn cảm giác ở phía vai ngoài, đau lan đến  khuỷu, cơ delta, cơ trên gai, cơ nhị đầu. Thoái hoá C6 thì đau lan từ vai đến mặt ngoài cánh tay, tê ngón tay cái, có khi cả ngón 2. Thoá hoá C7 thì đau mặt sau vai lan đến cổ tay. Rối loạn cảm giác cơ tam đầu, cơ duỗi bàn tay và mu bàn tay và ngón tay 2 - 3, đôi khi cả ngón 4. Thoái hóa C8 thì đau ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón 4 và ngón út.
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013
Hội chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống cổ

Hội chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống cổ

Theo thời gian, quá trình thoái hóa diễn ra ngày càng nhanh và trầm trọng. Trong đó, nếu cột sống cổ thoái hóa ở mức độ nặng, các chồi xương và khối lồi thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, tủy sống cổ bị chèn ép sẽ xuất hiện hội chứng cổ - tủy sống, đe dọa sinh mệnh người bệnh. Không những thế, thoái hóa cột sống cổ còn gây nên nhiều hội chứng phức tạp, nguy hiểm.
Hội chứng cổ - tủy sống
Nói chung, hậu quả hội chứng tủy sống - cổ do thoái hóa cột sống cổ rất nặng nề. Phần lớn trường hợp khối lồi hay thoát vị đĩa đệm và các chồi xương phát triển theo hướng ra bên hoặc sau - bên. Chỉ trong các trường hợp ngoại lệ, đĩa đệm mới lồi ra theo hướng trung tâm hoặc cạnh - trung tâm thì mới gây chèn ép tủy. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là: chủ yếu xuất hiện ở hai chi dưới, tăng phản xạ gân xương, phản xạ bệnh lý bó tháp dương tính hoặc rối loạn cảm giác kiểu phân ly. Liệt nửa người hay hạ liệt cứng (liệt hai chân) cũng có thể xảy ra.
 

 Thoái hóa cột sống cổ (ảnh lớn) gây nên biến chứng như nhịp tim nhanh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép tủy ảnh hưởng đến thần kinh (ảnh nhỏ).
Trong giai đoạn quá độ chuyển sang mạn tính, bệnh nhân bị rối loạn dáng đi và dẫn đến mất điều hòa vận động (thất điều). Tổn thương tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có đặc điểm là xuất hiện rất từ từ với ít hoặc nhiều hội chứng không đặc hiệu. Bệnh thường được phát hiện muộn. Chẩn đoán xác định bằng chụp tủy, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ và loại trừ u tủy cổ. Về điều trị, chỉ có phẫu thuật mới mang lại kết quả tốt với điều kiện phải được xử trí sớm.
Hội chứng cổ - nội tạng
Hội chứng cổ - tim: Đó là cơn đau thắt tim do thoái hóa cột sống cổ. Gunther và Sampson là những người đầu tiên mô tả về hội chứng đau âm ỉ ở vùng tim trong bệnh lý cột sống cổ. Tiếp sau đó, nhiều tác giả đã chứng minh sự tồn tại của các rối loạn tim hoặc đau vùng ngực trên trong sụn thoái hóa cột sống cổ. Những thay đổi bệnh lý của các hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến sự chi phối thần kinh ở tim qua dây thần kinh tim.
 
Ngoài ra, những nhánh của năm hạch lưng trên của dây phế vị (dây thần kinh sọ não số X) và dây thiệt - hầu cũng đi qua đám rối thần kinh tim nông và sâu. GS. Yumashev đã gặp 170 trường hợp hội chứng cổ tim, trong đó có 32 trường hợp được chuyển từ khoa nội sang.
 

 Các triệu chứng thường gặp do thoái hóa cột sống cổ.
Khi bị hội chứng cổ tim, người bệnh có cảm giác đau như đè nén, như khoan ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức. Cơn đau kéo dài từ 60 - 90 phút. Có bệnh nhân khởi phát đau ở vùng tim, có bệnh nhân có cơn co giật, được báo trước bằng đau ở vùng vai, đặc biệt ở khu vực giữa hai xương bả vai (vùng lưng). Đặc trưng là triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu hoặc nâng một cánh tay lên hoặc ho.
 
 Rối loạn cảm giác kiểu “nửa áo khoác” chỉ thấy ở ít bệnh nhân. Trong cơn đau vùng tim, đa số bệnh nhân phàn nàn về các triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Trên điện tâm đồ không có những biến đổi đặc hiệu của thiếu máu cơ tim. Chụp Xquang cột sống cổ đều có biểu hiện thoái hóa.
Hội chứng cổ - túi mật: Cũng như hội chứng tim, hội chứng túi mật trong thoái hóa cột sống cổ đã được nhiều tác giả giải thích bằng cơ chế phản xạ và do nguồn gốc rối loạn thần kinh thực vật ở khu vực cổ.
Hội chứng cổ sau chấn thương
Do vị trí và đặc điểm sinh - cơ học của cột sống cổ là ở thế bất lợi của một bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương. Nếu một trong hai phần cơ thể đó (đầu hoặc thân) bị tăng tốc hoặc hãm đột ngột thì cột sống cổ phải chịu sức căng rất lớn. Chừng nào đĩa đệm cột sống chưa bị thoái hóa, khả năng đàn hồi có thể cáng đáng được chức năng thì cột sống cổ có thể vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh.
 

 Điện tâm đồ nhịp tim nhanh trong hội chứng cổ - tim.
Nhưng khi đã bị thoái hóa thì đĩa đệm cột sống dễ bị tổn thương hơn. Tùy theo hướng và cường độ của lực tác động, cột sống cổ phải chịu tổn thương theo nhiều cơ chế khác nhau. Vì cột sống có thể vận động về các phía nên các vận động quá tầm như quá cúi, quá ưỡn hay quay cổ về bên quá mức thường dễ xảy ra trong lao động nghề nghiệp hay trong đời sống sinh hoạt, thể thao (phi công, nhảy cầu bổ nhào đầu xuống nước…), tai nạn giao thông.
Nói chung, những hội chứng này thường có những dấu hiệu, biến chứng tương tự, gần giống với những rối loạn nội tạng và tổn thương hệ thần kinh trung ương nên dễ bị coi nhẹ, dễ nhầm trong chẩn đoán nguyên nhân, dẫn đến hướng xử trí đơn giản, chậm, không lường được những hậu quả nặng nề của quá trình tiến triển bệnh. Người bệnh cũng cần cảnh giác, tự mình theo dõi trước những diễn biến bất thường từ lúc mới khởi phát bệnh và không ngần ngại đến với thầy thuốc chuyên khoa.    
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
Bệnh thoái hoá cột sống cổ, các thuốc điều trị hiệu quả hiện nay

Bệnh thoái hoá cột sống cổ, các thuốc điều trị hiệu quả hiện nay

Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của lớp tế bào dưới sụn; tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới. Ở thoái hoá cột sống, có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương mang tính định khu đó là thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau.


Bệnh thường kèm theo các hội chứng ép rễ tại vùng cột sống, do tuỷ sống nằm trong ống sống quá hẹp. Nguyên nhân hẹp ống sống thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống, với các gai xương làm cho khẩu kính của ống sống giảm đi. Thoát vị đĩa đệm làm tăng thêm bệnh cảnh lâm sàng của thoái hoá cột sống.
Trên lâm sàng các hội chứng thường phong phú, trong đó bao gồm hội chứng rễ chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 72%, sau đó đến hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống - nền, hội chứng cột sống cổ đơn thuần (đau tại cột sống cổ, kiểu cơ học kéo dài), ngoài ra, có thể gặp triệu chứng đau ngực:
- Triệu chứng đau rễ thần kinh cổ cánh tay: Gặp trên 70% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ có thoát vị đĩa đệm, tổn thương chủ yếu ở các đốt từ C5 đến C7, đau thường xuyên xuất hiện từ từ, lan dần từ cổ xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, tê bì các ngón 4,5. Đsu 1 bên, ở một vị trí cố định, ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác đau ngoài da vùng thoát vị đĩa đệm, biểu hiện rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng như toát mồ hôi, nôn nao, chóng mặt, teo cơ các vùng chi bị chi phối bởi các nhánh thần kinh ở vị trí tổn thương của cột sống như teo cơ ô mô cái, rối loạn phản xạ cơ tam đầu, gân cơ nhị đầu…
- Nhức đầu chủ yếu vùng chẩm, lan ra thái dương, trán, hố sau mắt, đau tăng khi có thay đổi tư thế, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh
- Hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm cổ: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, mờ mắt, loạn cảm họng, nuốt vướng.
- Đau ngực, đau vùng bả vai lan ra ngực trái, có thêr lan xuống cánh tay, đau tương tự như cơn đau do co thắt mạch vành tim nhưng các xét nghiệm về điệntâm đồ hoàn toàn bình thường
- Nếu có dấu hiệu chèn ép tuỷ cổ: Bệnh nhân thường thấy có dấu hiệu liệt nửa người hoặc tứ chi tăng dần. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hinh ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI
Lưu ý: Hình ảnh Xquang không thể nhìn thấy được các hình ảnh tổn thương do chèn ép tuỷ, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp các khe khớp, hẹp lỗ liên hợp các ống sống, hình ảnh chồi xương, mọc thêm xương. Bệnh có thể chủ yếu điều trị nộị khoa tức là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dung thuốc khác, cũng như cần được khám, chẩn đoán loại trừ các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ:

1/ Thuốc điều trị tác dụng nhanh:
- Thường dùng các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac…trong đó cácthuốc có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận,. Nếu dùng kéo dài thì phải phát hiện các tác dụng phụ bằng cách cứ 6 đến 8 tháng phải làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, man gan. Đối với người có bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hoá,có thể hạn chế bằng các đồng đẳng của Prostaglandin E1(Cytotex)
- Các thuốc giảm đau: Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hoá khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn là nhóm thuốc chống viêm không steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol.

2/ Thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm: Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với triệu chứng xuất hiện muộn (trung bình khoảng 2 tháng), tuỳ từng laọi thuốc cụ thể mà có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc có tác dụng giảm huỷ sụn khớp, hoặc có tác dụng bôi trơn và bao phủ sụn khớp, ngăn cản sự mất proteoglycan bởi các khuôn sụn… Hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị(sau 2 đến 3 tháng). Tuy nhiên, thường thuốc phải được dùng kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc hơn nữa trong một liều trình, thuốc thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, gồm một số các thuốc như sau: Glucosamin sulphat; Chondroitine suphat, Acide Hyaluronic…
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013
no image

Triệu chứng thoái hóa cột sống – Các biểu hiện thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh thường thấy ở những người lớn tuổi. Bệnh thoái hóa cột sống có khả năng xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên là không cao.

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:

-Gây đau lưng, cứng các khớp ở bả vai, hông, đùi, cổ.

- Bệnh nhân cảm thấy đi bộ, thậm chí là chạy, thực sự tốt hơn so với thời gian dài ngồi hoặc đứng. Bệnh nhân phải thay đổi tư thế thường xuyên để tránh đau mỏi  khi làm việc lâu.

-Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.

-Những người mắc bệnh này hầu hết phải chịu sự gia tăng dần mức độ của triệu chứng hoặc lặp lại dai dẳng theo chu kỳ. Đặc biệt nếu người bệnh có công việc thường xuyên cần đến những động tác nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống như bê, vác, nâng, kéo, uốn cong … thì các triệu chứng càng rõ rệt.
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
Thoái hóa đốt sống cổ – Triệu chứng và cách phòng ngừa

Thoái hóa đốt sống cổ – Triệu chứng và cách phòng ngừa

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt, buồn nôn, chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu và bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Các biểu hiện bệnh:

  • Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng…
  • Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
  • Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.

Một số cách điều trị:

  • Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như alaphan, viatril-s nhằm làm tăng tái tạo sụn khớp, hạn chế quá trình thoái hóa.
  • Nếu ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp.
  • Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ.
  • Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.

Cách dự phòng bệnh:

  • Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước bàn vi tính kéo dài.
  • Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không nên đội nặng trên đầu.
  • Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Nguyên nhân, triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và điều trị

Nguyên nhân, triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và điều trị

Chữa triệt để thoái hóa đốt sống cổ là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và gặp rất nhiều khó khăn trong việc trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ để lại những cảm giác đau đớn khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt cá nhân của mỗi người bệnh.
Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do rất nhiều lý do: Có thể do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, do yếu tố di truyền… Chính vì các lý do này mà bệnh thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội.
Thoái hóa cột sống có thể được phát hiện thông qua các chuẩn đoán dựa trên các kết quả chụp chiếu hệ thống xương cột sống. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dễ dàng phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện cơ bản như sau:
Thoái hóa cột sống có thể chia ra thành hai loại theo vị trí:
- Thoái hóa cột sống cổ: Những bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này thường có biểu hiện đau vùng sau cổ, mỏi cổ, mỏi bả vai, cánh tay. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt...
- Thoái hóa cột sống lưng: Bệnh nhân có cảm giác đau vùng lưng dưới (đau ngang thắt lưng). Luôn có cảm giác tức vùng thắt lưng, thậm chí có thể đau nhức và tê bì chân. Cũng có những trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau lên đỉnh đầu...
1. Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ:

Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng. Thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống: Những người có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Chính vì thế, nếu không muốn bị đau cổ hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập hay vươn vai rất đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học. Nếu đã thử nhiều cách mà cảm giác đau cổ vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân là do: Vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Quá mệt mỏi. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc. Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình.
Làm việc kéo dài, ít vận động. Lựa chọn gối ngủ không phù hợp. Biểu hiện thường gặp: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn sẽ có một trong số những biểu hiện cơ bản như sau: Cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau. Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở khớp cổ và vai. Đau đầu không rõ nguyên nhân. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt. Để giảm đau và thư giãn vùng đốt sống cổ có thể kết hợp với các điều trị sau:
Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp.
Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.
Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Ngồi cách màn hình vi tính 50 - 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.
Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt. Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.
Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.
Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.
Stress không chỉ gây nên cho bạn cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi về tâm lý mà còn khiến cho cảm giác đau đớn do chứng thoái hóa đốt sống cổ tăng lên. Chính vì thế, bạn nên bằng mọi cách khống chế và kiểm soát stress.

2. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ:
Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.
3. Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ và lưng, vôi hóa cột sống. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt,buồn nôn,chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.
Thoái hóa đốt sống cổ
Một đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ ngày hôm sau. Người bị cứng cổ không tự ý đi được và rất sợ những cơn ho,hắt hơi, có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau rồi lan rộng sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…
Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình ti vi quá lâu cũng dễ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, hoặc hình thành các gai xương đốt sống. Các biểu hiện của bệnh: Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ tay xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng…
Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở cột sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn vào các rễ dây thần kinh gây đau.
Bệnh có thể xảy ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lòi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoát vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa. Một số phương pháp điều trị:
- Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ...
- Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ. Phương pháp phòng bệnh:
- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
- Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Các triệu chứng viêm đốt sống cổ

Các triệu chứng viêm đốt sống cổ

Nếu như bạn đang băn khoăn không biết cơn đau cổ của mình có phải là do bị viêm đốt sống cổ hay không thì bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 5 biểu hiện và triệu chứng thường gặp nhất bạn đã bị viêm đốt sống cổ:


Đau cổ hoặc vai từng cơn

Các cơn đau cổ hoặc vai xuất hiện từng cơn là triệu chứng phổ biến nhất của viêm đốt sống cổ. Hội chứng này được gọi là đau vai gáy cổ (cervicalgia) là một trong những nguyên nhân chính bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân bị viêm đốt sống cổ sẽ bị đau ở vùng cổ. Một vài bệnh nhân còn bị đau lan tỏa xuống 1 bên vai, cánh tay hoặc bàn tay. Một số khác có thể bị đau ở cả 2 bên vai.

Cơn đau do viêm đốt sống cổ là do tủy sống hoặc rễ thần kinh đi ra khỏi cột sống ở vùng cổ hoặc lưng trên bị đè nén. Sự đè nén này có thể là do sự hẹp của ống tủy sống, sự xơ cứng của các dây chằng phía sau giúp ổn định cột sống hoặc sự thay đổi vị trí của các đĩa đệm. Sự thoái hóa cột sống diễn ra ở vùng cổ cũng thường là thủ phạm gây ra chứng hẹp này.

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ không cụ thể. Có thể có hoặc không có các tín hiệu thần kinh làm nhiễu loạn quá trình chẩn đoán. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ để tìm kiếm các nguyên nhân có thể gây ra đau cổ và đau vai. Tuy nhiên, với sự thiếu vắng của thiếu hụt thần kinh, các bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán tình trạng này nếu như chỉ dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh.

Đau đầu

Áp lực đè nén lên dây thần kinh đi ra khỏi cột sống có thể gây ra các cơn đau đầu. Các cơn đau đầu này thường được cảm nhận ở đáy của hộp sọ và thường lan tỏa lên vùng đỉnh và vùng chẩm. Nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu này rất khó xác định. Vùng này được cung cấp bởi các dây thần kinh đi ra đốt sống cổ C2 và C4. Tuy nhiên, dây thần kinh chẩm rất ít khi bị đè nén, thậm chí cùng với sự có mặt của thoái hóa ở các khớp xương bị ảnh hưởng. Nhưng dù sao đi nữa, các cơn đau đầu vẫn thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm đốt sống cổ.

Triệu chứng Lhermitte

Bệnh nhân bị viêm đốt sống cổ có thể sẽ bị đau như bị xung điện từ cổ xuống cẳng chân khi được yêu cầu thực hiện động tác uống cong cổ. Cảm giác này được gọi là triệu chứng Lhermitte cho biết có một áp lực đè nén ở vùng đốt sống cổ hoặc đốt sống ngực trên T1-T2.

Tuy nhiên, triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm cột sống cổ mà còn được thấy ở những bệnh nhân bị xơ cứng cột bên teo cơ, đa xơ cứng hoặc khối u tủy sống.

Dấu hiệu của bệnh rễ thần kinh cổ

Bệnh nhân bị viêm đốt sống cổ sẽ có biểu hiện và triệu chứng của bệnh rễ thần kinh cổ. Bệnh rễ thần kinh là tình trạng các dây thần kinh hoặc rễ thần kinh bị ảnh hưởng không hoạt động phù hợp dẫn đến các cơn đau, suy yếu, tê buốt hoặc khó kiểm soát một số cơ bắp cụ thể. Bệnh nhân bị bệnh rễ thần kinh cổ có thể bị đau, suy yếu hoặc tê buốt ở vai, cánh tay hoặc bàn tay. Trong một số trường hợp, cơn đau còn được cảm thấy ở vùng ngực. Áp lực đè nén lên rễ thần kinh cổ khi chúng đi ra khỏi cột sống chịu trách nhiệm gây ra hội chứng này.

Các dấu hiệu không rõ ràng tủy sống bị đè nén

Cuối cùng, các dấu hiệu tủy sống bị đè nén không chỉ giới hạn ở cổ, vai, cánh tay mà còn được thấy ở những bệnh nhân bị viêm đốt sống cổ. Một số bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về khả năng tiểu tiện. Các vấn đề này có thể được gây ra bởi áp lực đè nén lên các đốt sống cổ C5 và C6. Một số bệnh nhân còn gặp phải chứng khó nuốt. Một số khác phàn nàn về các rối loạn đường hô hấp. Thông thường, các bệnh nhân này là những người cao tuổi. Triệu chứng này được gây ra bởi chứng gai xương gây ra rối loạn cấu trúc ở thực quản.

Sau khi biết được tất cả các điều này, đã đến lúc bạn phải đến bệnh viện gặp bác sĩ chưa? Cơn đau cổ của bạn sẽ không dễ dàng khỏi mà không có các phương pháp điều trị phù hợp.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013
5 Hội chứng biểu hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ

5 Hội chứng biểu hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bênh thường gặp ở những người tuổi trung niên (40-50). Khi mà các đốt sống bắt đầu có dấu hiệu của sự lão hóa.  Để chẩn đoán bệnh người ta dựa vào hình ảnh X-Quang của cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng …và 5 hội chứng lâm sàng dưới đây:


5 Hội chứng biểu hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ

1. Hội chứng đốt sống cổ gồm các triệu chứng :

Thường diễn ra đột ngột do vận động cổ, sau một ngày làm việc căng thẳng, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh, thời tiết thay đổi…
Các triệu chứng chỉ biểu hiện ở vùng cổ gồm: đau mỏi đốt sống cổ, đau đốt sống cổ và co cứng cơ cạnh cổ, cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm  đsống cổ khi ngủ dậy.
Có điểm đau cột sống cổ,phải nghiêng đầu về bên đau,  vai bên đau nâng cao hơn bên lành.
Hạn chế vận động ở đốt sống cổ.
Chụp phim Xquang thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao thân đốt sống.

2. Hội chứng rễ thần kinh cổ gồm các triệu chứng :

Rối loạn cảm giác.
Sau một chấn thương thấy đau vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay (hội chứng vai cánh tay).
Đau sâu trong cơ xương, nhức nhối khó chịu, đau tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, đau giảm khi trọng tải trên cột sống giảm.
Cảm giác tê bì, kiến bò, rối loạn vận động, bại một số cơ của chi trên và hạn chế vận động do đau; teo cơ chi trên…

3. Hội chứng động mạch đốt sống gồm các triệu chứng :

Bắt đầu là những cơn đau đầu ở vùng chẩm, đau lan tới đỉnh đầu, thái dương, hốc mắt, đau một bên và hay đau vào buổi sáng, đau thon thót từng cơn.
Chóng mặt từng cơn ngắn khi quay đầu đột ngột, chóng mặt kèm theo cơn đau đầu vùng chẩm và ù tai.
Rung giật vùng mắt, ù tai, như ve kêu trong tai.
Đau tai, đau lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu.
Mờ mắt, tối sầm mắt thường cùng với chóng mặt, đau ở hốc mắt.
Nuốt cũng thấy đau, cảm giác nghẹn ở cổ…

4. Hội chứng thực vật dinh dưỡng với các biểu hiện:

Đau đĩa đệm cổ, đau gáy liên tục hay từng cơn, đau sâu, cứng gáy.
Đau tăng khi vận động, cử động cổ có khi nghe tiếng “lạo xạo”, co cứng gáy bên bệnh nên vai bên bệnh cao hơn bên lành.
Hạn chế vận động cổ.
Hội chứng cơ bậc thang: co cứng các cơ cổ, nhất là cơ bậc thang trước, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan tới ngón 4,5, đôi khi đau lan lên vùng chẩm, đau lan tới ngực, yếu và teo cơ bàn tay.
Lạnh đầu chi, xanh tím, phù nề… các triệu chứng tăng lên khi giơ tay lên cao.
Viêm quanh khớp vai – cánh tay, đau lan xung quanh khớp vai, thường đau âm ỉ về ban đêm, hạn chế vận động khớp vai, teo cơ ở vai…

5. Hội chứng ở tủy gồm các triệu chứng :

Biểu hiện đầu tiên là dáng đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về.
Liệt chân hoặc tay.
Teo cơ ngọn chi.
Đi bộ khó khăn.
Rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên.
Mất vận động chi dưới.
Rối loạn cơ thắt, tiểu khó, đái són, đái ngắt quãng…
Thoái hóa đốt sống cổ có rất nhiều triệu chứng đi kèm. Tùy theo vị trí thương tổn cột sống cổ mà các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp giữa 5 hội chứng kể trên. Khi phát hiện có những triệu chứng kể trên thì nhanh chóng điều trị kịp thời để tránh gây hậu quả về sau.