Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ


Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
Thoái hóa đốt sống cổ - đâu là nguyên nhân và giải pháp ?

Thoái hóa đốt sống cổ - đâu là nguyên nhân và giải pháp ?

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác.
Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân…Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ.. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
Nhóm nguy cơ cao.

Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề). Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc…

Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.

Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi) Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh

Một số khuyến nghị

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.

Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
no image

Chia sẻ bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ

Dưới đây là kinh nghiệm của một bệnh nhân chữa được chứng thoái hóa đốt sống cổ từ bốn vị thuốc nam: lá lốt, ngải cứu, trinh nữ và cỏ xước.

Tôi sinh năm 1940, là một công chức nghỉ hưu. Tháng 8-2007, một buổi sáng sau khi ngủ dậy, thấy vùng gáy đau nhức, tê cứng, cổ quay đi quay lại khó khăn. Ba ngày sau cảm giác tê buốt nhức nhối toàn bộ từ cánh tay đến bàn tay bên trái, kèm theo chuột rút co quắp. Tôi lo lắng lên tuyến huyện điều trị.

Nằm điều trị tại đây được hai tuần bệnh không thuyên giảm, tôi xin chuyển tuyến lên bệnh viện đông y tỉnh. Kết quả khám bệnh: Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ. Do bị thoái hóa đốt sống cổ, dây thần kinh bị chèn ép, lưu thông máu bị tắc nghẽn cho nên gây triệu chứng tê buốt, cơ co quắp. Tôi đã điều trị nhiều bệnh viện nhưng bệnh không chuyển biến.

Cuối cùng, tôi tìm đến thuốc nam. Tôi liền lấy quyển: Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Ðỗ Tất Lợi ra. Tôi đọc kỹ và lọc ra bốn cây chữa về xương khớp mọc hoang dại khắp quê tôi, đó là: cây lá lốt, cây ngải cứu, cây trinh nữ (hoa tím), cây cỏ xước.

Cây lá lốt và ngải cứu tôi lấy cả rễ, thân, lá. Cây trinh nữ dùng liềm cắt lấy phần thân. Cây cỏ xước nhổ cả rễ. Hai loại cây này phơi tái, rũ bỏ sạch lá. Tất cả đem băm và sao vàng. Mỗi ấm thuốc tôi bốc mỗi vị độ 150 gam (một lạng rưỡi) và cho thêm vài lát gừng tươi cho ấm và dẫn thuốc. Cho thêm một nhúm cam thảo nam cho dễ uống. Ngoài những vị trên tôi còn cho thêm mỗi ấm độ 100 gam rễ, thân, lá đinh lăng khô cho thuốc có mùi thơm như thuốc bắc. Sau đó đun sôi một lúc là được. Tôi cứ đun đi đun lại cho tới khi thấy nước nhạt thì bỏ. Trong thời gian điều trị tôi chỉ dùng nước thuốc này thay cho nước uống hằng ngày.

Sau khi dùng thuốc này được trên mười ngày thấy công thuốc. Tất cả các vị trí tê buốt, đau nhức, co quắp phát tăng lên. Tôi biết là tín hiệu vui. Tiếp tục uống. Sau vài ngày công thuốc mức độ đau tê giảm dần. Tôi uống liên tục năm mươi ngày, thì một kết quả không ngờ: bệnh khỏi hoàn toàn. Hiện tại tôi đã khỏi được trên ba tháng. Ăn uống, tiêu hóa tốt, sức khỏe bình thường.
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013
Thoái hóa khớp - Cần điều trị sớm

Thoái hóa khớp - Cần điều trị sớm

Cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ hoặc giật mạnh khớp để tạo tiếng kêu răng rắc. Đây là một trong những dấu hiệu của thoái hóa khớp


Chúng ta thường thấy có một số người bẻ giật mạnh khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, đó là vì cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp dẫn đến, những động tác này có thể gây hại cho khớp.

Xương bình thường vốn không có gai. Do đó, khi bác sĩ nói gai xương thì người bệnh thường hoang mang, lo sợ. Gai xương thật sự nguy hiểm khi ở các vị trí có chèn dây thần kinh như gai ở xương sống hay ở những vị trí có sự tác động cơ học, đè ép khi cơ thể di chuyển như xương gót chân, xương đầu gối...thường gặp ở cột sống.

Gai xương là kết quả của quá trình thoái hóa khớp không được quan tâm điều trị đúng mức, thường gặp nhất ở cột sống và còn gặp ở khớp gối, khớp gót chân. Đây cũng chính là nguyên nhân gây đau cột sống cổ hay cột sống lưng và các khớp có gai. Mức độ đau tùy thuộc vào kích thước gai và mức độ tác động vào dây thần kinh. Khi chúng ta nói phòng ngừa và điều trị tốt thoái hóa khớp thì cũng chính là phòng ngừa gai xương.

Để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp, chúng ta lưu ý 2 triệu chứng sớm là đau tại khớp bị thoái hóa và cứng khớp vào buổi sáng. Cứng khớp nghĩa là khớp cử động khó khăn vào buổi sáng, thường gặp và kéo dài trong thời gian 5-15 phút, tối đa không quá 30 phút, khu trú ở vài khớp bị thoái hóa. Khác với viêm khớp dạng thấp là cũng đau nhưng có thể kéo dài vài giờ, cứng khớp có ở nhiều khớp và đối xứng cả hai bên. Đau do thoái hóa khớp không đi kèm theo sưng nóng đỏ tại khớp, khác với đau do viêm khớp dạng thấp thường kèm theo sưng to hay nóng đỏ tại khớp.

Đau do thoái hóa khớp có một số đặc điểm như xuất hiện ở một vài khớp riêng lẻ bị thoái hóa như ở khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gót chân. Đau có thể một bên hoặc hai bên khớp. Thoái hóa khớp ở cột sống, thắt lưng giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, đau kéo dài không quá 30 phút thì giảm, sau đó không đau cả ngày dù làm việc bình thường. Sau một thời gian, bệnh nặng hơn thì đau lưng kéo dài cả ngày, mức độ đau tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh thoái hóa khớp:

Thoái hóa khớp có thể xảy ra tại tất cả các khớp trên cơ thể
-Thoái hóa ở khớp gót chân thì sẽ có cảm giác đau thốn ở gót vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, bước xuống giường đi những bước đầu tiên. Khi đi được vài chục mét thì giảm đau nhiều và đi đứng bình thường nhưng sáng hôm sau thì tình trạng đau tái diễn và càng ngày càng nặng hơn.

-Thoái hóa khớp gối thì ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co hoặc duỗi khớp gối, đau khớp gối nhiều khi vận động, đau nhất là khi ngồi xổm, đứng dậy rất khó khăn, thậm chí phải níu vào vật gì khác mới đứng dậy được. Nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

-Thoái hóa khớp háng thì người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu do khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất.

-Thoái hóa cột sống cổ thường xảy ra ở cột sống cổ đốt thứ 4, 5, 6 và biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi phía sau gáy lan đến cánh tay phía bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

-Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuống. Khi có ảnh hưởng thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau lan từ lưng xuống chân, có lúc đau rất mạnh như một luồng điện chạy từ trên xuống nếu có một cử động không đúng hướng.
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013
no image

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Thoái hoá đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu là sự hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng. Bệnh thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40- 50 tuổi). Thoái hoá đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao. Khi mắc bệnh có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau: các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ. Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên. Để đề phòng hiện tượng gãy gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. Thoái hoá đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não… Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng. Do vậy, để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị đúng, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò hiện đại khác.
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do rất nhiều lý do: Có thể do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, do yếu tố di truyền… Chính vì các lý do này mà bệnh thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội.

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ :

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 – 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.

Cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ :

Điều trị :

 Uống thuốc chỉ giảm đau , hết thuốc thì đâu vào đấy. Loại bệnh nầy can thiệp bằng thuốc thì không đạt hiệu quả như mong muốn.
Vật lý trị liệu : dùng thiết bị treo cột sống cổ , có phần giảm đau tích cực lúc đầu ,nhưng về lâu về dài thì cũng không hết được . Bệnh tái đi , tái lại .
 Châm cứu : cũng giống như vật lý trị liệu , khai thông các huyệt đạo làm cho bệnh nhân cảm thấy thật đễ chịu .Nhưng phần gân cơ co cọm không giải quyết được , vì vậy mà ở giai đoạn 3, hoàn toàn châm cứu không can thiệp được

Phòng ngừa :

Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…
Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ. Phương pháp phòng bệnh:
Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013
Phòng và điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống

Phòng và điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người trẻ có thói quen vận động, làm việc không khoa học cũng sớm mắc các bệnh lý về cột sống. 
Các nghiên cứu cho thấy cột sống được xem như một trụ cột chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể. Cột sống bao gồm nhiều đốt xương sống riêng lẻ nhờ hệ thống dây chằng và cơ kết nối chúng lại thành một trục. Dọc theo chiều dài cột sống ở phía sau có chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trên não xuống. Khi có một nguyên nhân nào đó làm thay đổi cấu trúc này thường gây ra bệnh về cột sống.
Theo các bác sĩ, vị trí thoái hóa cột sống bao gồm: Cổ, lưng, thắt lưng. Nguyên nhân thường gặp là do lão hóa cơ thể, vì thế, bệnh thường xuất hiện ở tuổi 35, 40 trở lên.

                                       

PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống, PGĐ Bệnh viện Việt Đức cho biết: “Bệnh lý cột sống thường hay gặp nhất là thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống có nghĩa các đốt sống mọc gai, khi bị bệnh này bệnh nhân chỉ cảm thấy đau lưng mà không có chèn ép lên rễ thần kinh. Trường hợp hay gặp tiếp theo cũng do thoái hóa cột sống là bệnh trượt đốt sống, đặc biệt trượt đốt sống thường hay xảy ra ở phụ nữ”. 

Để nhận biết bệnh thoái hóa cột sống, có thể căn cứ vào một số biểu hiện điển hình sau: Cơn đau tại các vùng cổ, thắt lưng, gáy xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, gây hạn chế vận động của cột sống, hay đau tăng khi vận động, dáng đi không bình thường, cong vẹo. Ngoài ra, cơn đau dai dẳng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi vì mất ăn, mất ngủ, sức làm việc giảm sút…

PGS.TS Nguyễn Văn Thạch cho biết thêm: “Khi xuất hiện các triệu chứng chèn ép thần kinh, đau chân hoặc tê chân, bệnh nhân đi bộ không đi xa được... bệnh nhân sẽ phải mổ và nắn chỉnh. Về liệu trình điều trị, một mặt là chống thoái hóa bằng các thuốc chống viêm và dị ứng; làm giãn cơ bằng thuốc giãn cơ hoặc kéo giãn bằng phương pháp vật lý hoặc bằng phục hồi chức năng để làm mềm cơ. Ngoài thuốc giảm quá trình thoái hóa, hiện nay còn có thuốc làm phục hồi mặt sụn, do khi bị bệnh toàn bộ mặt xốp của sụn bị rỗ và thoái hóa dần tùy theo mức độ và giai đoạn”. 

Các bác sĩ khuyến cáo trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và sử dụng thuốc hoặc sản phẩm bổ sung. Khi bị những cơn đau hành hạ nên nằm nghỉ, thả lỏng người trên giường cứng. Với các cơn đau cấp tính, cần xoa bóp, chườm nóng để làm giảm cơn đau. Khi đã từng bị đau lưng do thoái hóa cột sống một lần, lại càng phải giữ gìn, không để tái phát khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Để phòng thoái hóa cột sống người lao động chân tay nên nhớ không mang vác quá sức, không nhấc vật quá nặng, tránh những động tác sai tư thế khi bưng, bê, vác, đẩy… tránh tổn thương cột sống. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, vừa sức cũng mang lại lợi ích to lớn cho xương khớp.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013
Phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào để tránh và chữa trị dứt điểm căn bệnh thoái hóa mà hiện nay nhiều người đang mắc phải ? Các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

Thoái hóa cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do rất nhiều lý do: Có thể do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, do yếu tố di truyền… Chính vì các lý do này mà bệnh thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội.

Chính vì thế, nếu không muốn bị đau cổ hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập hay vươn vai rất đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp.

Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.

Stress không chỉ gây nên cho bạn cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi về tâm lý mà còn khiến cho cảm giác đau đớn do chứng thoái hóa đốt sống cổ tăng lên. Chính vì thế, bạn nên bằng mọi cách khống chế và kiểm soát stress.

Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.

Phương pháp điều trị hoái hóa đốt sống cổ:

- Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắc vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt…

- Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút.

- Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.

- Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.

Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần.

- Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời

- Nếu đã thử nhiều cách mà cảm giác đau cổ vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Trong hai cách phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ trên đây, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng dễ dàng nhận ra phòng bệnh dễ thực hiêện và an toàn hơn chữa bệnh đúng không. Do đó các bạn nên chú ý ngay từ bây giờ để không phải chịu những cơn đau không mong muốn này nhé
Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013
Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.

Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...

Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:

- Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.

- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.

Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.

Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...

Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.

Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ...

Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng.

Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày.

Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.

Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc.

Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng đau nhức ở vùng gáy, bả vai, trán, đỉnh đầu,…. bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhân viên văn phòng. Nếu không được chuẩn đoán và điều tri kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.


                               Thoái hóa đột sống cổ căn bệnh nguy hiểm cho nhân viên văn phòng

Sinh bệnh do ít vận động

Bác sĩ Dương Đình Phúc – Trưởng Khoa Thần kinh (Bệnh viện 354) cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Ngày nay, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ ngày càng tăng do thói quen làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Vùng cổ và gáy không được cử động thường xuyên hoặc luôn cố định ở một tư thế. Ngoài ra, có thể do chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo các chất khoáng, canxi… Đáng nói là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều người từ 25 – 28 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa đột sống cổ thường xảy ra ở người cao tuổi và nhân viên văn phòng
Theo BS Võ Tường Kha (BV Thể thao Việt Nam), người bị thoái hóa đốt sống cổ thường bị đau cổ khi vận động, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế. Người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt…

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được dự phòng, điều trị sớm dễ trở thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh lý này điều trị rất phức tạp. Với một thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhẹ và vừa ở độ 1 – 2 thì điều trị ngoại khoa còn có hy vọng kết quả. Ở độ 3 – 4 và có chèn ép tuỷ thì phải can thiệp phẫu thuật. Sau mổ có thể để lại di chứng như viêm dính màng nhện tuỷ hoặc viêm dính đám rối thần kinh, viêm tuỷ cổ do nhiễm khuẩn… Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Do vậy, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng thần kinh, kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp X – quang, cộng hưởng từ cột sống cổ để có đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị hợp lý.

Các phương pháp điều trị

Mọi người không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi. Quay vòng đầu, cổ có thể giảm nhẹ sự mệt mỏi của cơ bắp vùng cổ, nhưng những người có đĩa đốt sống cổ lồi ra, thoái hóa đốt sống cổ không nên tập. Việc vận động đột ngột có thể làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nhất là người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ. (BS Dương Đình Phúc)
Bác sĩ Dương Đình Phúc cho hay, điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp điều trị vật lý trị liệu an toàn, tránh vật lý trị liệu thô bạo làm hư xương sụn cột sống cổ khiến bệnh thêm nặng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giãn cơ, tăng cường thần kinh hoặc vitamin…
Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắc vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.
Các chuyên gia hướng dẫn về cách tập luyện để điều trị thoái hóa đốt sống cổ:

- Phương pháp vận động cổ

Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần, chú ý phải giữ cột sống lưng, thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai mỗi phía. Làm đi làm lại động tác này 10-15 lần.
Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều vài lần. Động tác đều đặn, liên tục.
Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc. Mỗi động tác thực hiện khoảng 10 lần.

- Tự xoa bóp đốt sống cổ

Ngồi thoải mái, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu rồi tiến hành tuần tự các thao tác:
Đầu tiên bạn hãy massage (có thể tự massage hoặc nhờ người massage) từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút.

Sau đó, xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đến xát vùng giữa hai xương bả vai bằng cách cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Bóp các cơ vùng gáy: Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống với lực vừa phải. Mỗi thao tác làm khoảng 10 lần.

Cuối cùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách bên đối diện và ngược lại sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay.