Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Chấm dứt bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhờ An Cốt Nam

Chấm dứt bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhờ An Cốt Nam

Sử dụng quá nhiều bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ mà không mang lại hiệu quả đã và đang làm suy yếu lòng tin của người bệnh vào cơ hội khỏi bệnh. Qua nhiều năm điều trị và cải tiến An Cốt Nam tự hào là sản phẩm Việt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

                                                   Hình ảnh bệnh thoái hóa cột sống cổ
Chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Để tìm hiểu công dụng của An Cốt Nam như nào, trước tiên chúng ta cần nắm rõ thoái hóa đốt sống có mấy loại?
Về vị trí thoái hóa đốt sống có thể được chia thành 2 loại:

Thoái hóa đốt sống vùng cổ:
Đau mỏi cổ, vai gáy thường xuyên, thậm chí có những cơn đau lan rộng ra bả vai cánh tay. Lại có khi đau kéo lên đỉnh đầu, kéo sang tức hốc mắt.

Thoái hóa đốt sống vùng lưng:
Biểu hiện thường hay gặp nhất là đau ngang thắt lưng, đau lan dọc mông xuống dưới bụng chân. Hoặc thậm chí ngoài biểu hiện đau lưng người bệnh có cảm giác tê bì cả chân.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thắt lưng:
Lo âu căng thẳng thường xuyên, ngồi làm việc quá nhiều mà không có thời gian thư giãn giải trí, vận động quá sức, bưng bê sai tư thế, chế độ dinh dưỡng không hợp lý … Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa xảy ra cao nhất ở những người làm việc có thói quen ngồi quá lâu. Rất nhiều người nhầm tưởng cho rằng thói quen này là yếu tố nhỏ ảnh hưởng tới hệ thống cột sống. Nhưng tổ chức WHO đã chỉ ra thời gian tối đa cho mỗi đợt ngồi chỉ là 30-40 phút, sau đó hãy giành 1-2 phút để đi lại vận động. Thói quen ngồi lâu còn có tác hại tới cột sống nguy hiểm hơn cả khi bạn chạy bộ.

An Cốt Nam có an toàn trong điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Việc chấm dứt căn bệnh này hoàn toàn là sự thật. Không những An Cốt Nam mang lại hiệu quả cao trong điều trị mà người bệnh được yên tâm vì bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược tươi của Việt Nam. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp nhưng ở trong đó họ đưa thêm các thành phần tân dược giảm đau vào như: Paracetamol, chống viêm không Steroids, Corticoids. Riêng đối với Corticoids có thể gây nguy cơ viêm loét trên đường tiêu hoá, đau dạ dày, suy thượng thận gây phù nề, đái đường, đục thuỷ tinh thể, tăng huyế áp, loãng xương ...

An Cốt Nam được bào chế từ thảo dược trong nước không pha chế thêm bất cứ thành phần tân dược nào. Ngay cả những bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày (đau bao tử) vẫn có thể sử dụng thuốc bình thường mà không lo phản ứng phụ.

An Cốt Nam điều trị liệu có thực sự hiệu quả?

Sản phẩm An Cốt Nam gồm 2 bài thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.

I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Bài thuốc nam bao gồm: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo và một số vị thuốc nam khác trong đó có thành phần quen thuộc là Hương nhu tía.

II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ hỗn hợp lại để buổi tối dùng tiếp.

Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.
Chúng tôi không khẳng định là 100% ai dùng sản phẩm cũng khỏi bệnh hoàn toàn. Nói đúng, làm thật là tiêu chí của chúng tôi. Hơn 5 năm điều trị chúng tôi xin đưa ra thống kế như sau:

- 60% bệnh nhân thuyên giảm, tỷ lệ bệnh giảm bớt dao động từ 60-80%.
- 25% bệnh nhân đạt kết quả khỏi hoàn toàn sau 9 ngày điều trị.
- 15% bệnh nhân không có hiệu quả khi điều trị (Đối với những trường hợp sau 2 liệu trình 18 ngày điều trị mà không có kết quả, chúng tôi khuyên bệnh nhân đó dừng điều trị vì cơ địa không phù hợp).
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa

Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa

Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì tứ chi, teo cơ, đi lại khó khăn hoặc liệt các chi không vận động được.


 Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng - là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.

     Nguyên nhân THCS

Nguyên nhân chính THCS là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống... Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc THCS sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây THCS.

     Biểu hiện của THCS

Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:
Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Đau có thể khỏi dần sau 1 - 2 tuần.
Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
Thể thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. 

     Cần làm gì khi bị THCS?
Khi đau thắt lưng cấp, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường trong vài ngày, dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non - steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosamin sulfat... (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa). Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương kết hợp vật lý trị liệu như  đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm... Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, khung chống, đai lưng. Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol. Khi cơn đau đã giảm, có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.

     Hạn chế các hậu quả của bệnh THCS
Cần phòng bệnh THCS ngay từ khi còn nhỏ. Ăn nhiều thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả. Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắc khỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển. Để dự phòng THCS thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Thoái hoá cột sống thắt lưng

Thoái hoá cột sống thắt lưng

Đau lưng là biểu hiện của khá nhiều các chứng bệnh khác nhau trong cơ thể con người. Nhưng nguyên nhân rõ rệt nhất, phổ biến nhất gây đau lưng là thoái hoá cột sống. Và nếu như con người ta, ai cũng được sinh ra, lớn lên, già nua đi thì thoái hoá cột sống cũng là đương nhiên theo tuổi tác và năm tháng. Quan trọng là phải biết sinh hoạt, luyện tập ra sao để hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh để lại.

1 Thoái hoá cột sống là gì?

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.

2 Biểu hiện của thoái hoá cột sống

- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống. 
- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

3 Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?

- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.
- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.
- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.
- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. 
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013
Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng?.

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng?.


Suốt cuộc đời của một người, cột sống phải chịu sức nén, sức nặng do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày – do đó dẫn đến cột sống dần dần bị thoái hóa.

Hầu như trong chúng ta, ai cũng từng bị đau lưng một hoặc nhiều lần. Nguyên nhân chính là do quá trình thoái hóa ảnh hưởng tới 3 cấu trúc chính của cột sống thắt lưng, chủ yếu là ở đĩa đệm gian đốt sống, khớp và thân đốt sống.

Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc cột sống, ta sẽ không phải chịu đựng những cơn đau không đáng có. Dưới đây là những tư vấn bổ ích cho độc giả của bác sỹ Tan Chong Tien, chuyên gia tư vấn & phẫu thuật cột sống và chỉnh hình uy tín của Malaysia.

Tình trạng cột sống

Một số tình trạng thoái hóa chung của cột sống thắt lưng là thoái hóa đĩa đệm, phình lồi đĩa đệm (trượt đĩa đệm), hẹp ống sống thắt lưng, trượt đốt sống thoái hóa (thân đốt sống trượt về phía trước chèn ép vào thân đốt sống liền kề bên dưới), cong vẹo cột sống do thoái hóa và gãy xương đốt sống do loãng xương.
Theo bác sỹ Tan Chong Tien, chuyên gia tư vấn & phẫu thuật cột sống và chỉnh hình, tới 80% vấn đề về lưng là do quá trình thoái hóa. Những nguyên nhân khác là do chấn thương, nhiễm trùng hoặc khối u.
“Những bệnh liên quan đến đĩa đệm như thoái hóa và trượt đĩa đệm có xu hướng ảnh hưởng tới những người trong độ tuổi từ 20 đến 40, trong khi những người ở độ tuổi từ 50 trở lên có xu hướng gặp các vấn đề liên quan tới mặt khớp và thân đốt sống, như hẹp ống sống và loãng xương”, bác sỹ Tan nhấn mạnh.
Yếu tố về lối sống như ngồi nhiều, tư thế không tốt, hút thuốc và béo phì cũng góp phần làm đau lưng.

Xóa bỏ những cơn đau

Đau lưng và đau rễ thần kinh (đau lan xuống chân) là những triệu chứng thường gặp của cột sống. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng đó có thể được điều trị bảo tồn bằng phương pháp vật lý trị liệu, điều trị nắn xương, nắn bóp cột sống, và uống thuốc để kiểm soát cơn đau. Mỗi phương pháp điều trị đều có tác dụng. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài.

Khi những phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, bệnh nhân có thể dùng các phương pháp khác như phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Phương pháp không phẫu thuật như tiêm rễ thần kinh khe đốt sống và tiêm steroid ngoài màng cứng để điều trị trượt đĩa đệm và hẹp ống sống.

Mặc dù kết quả không thể nói trước và nhìn chung không dài lâu nhưng chúng có thể giảm cường độ cơn đau xuống mức có thể chịu đựng được.

Dùng sóng nhiệt giảm áp đĩa đệm là một phương pháp mới đã được chứng minh là có hiệu quả đối với việc điều trị trượt đĩa đệm thể nhẹ. Phương pháp này sử dụng nhiệt của tần số radio để tạo ra một khe nhỏ trong đĩa đệm, vì vậy sẽ làm giảm áp lực trong đĩa đệm.

Tạo hình đốt sống là việc tiêm chất xương nhân tạo vào đốt sống bị gay dưới sự hướng dẫn phim chụp X-quang. Phương pháp này làm giảm đau nhanh cho các bệnh nhân bị đau do gãy xương đốt sống vì loãng xương.

Nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật

Đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần những phương pháp phẫu thuật cụ thể. Bác sỹ Tan nhấn mạnh, ‘Chủ yếu là phải đưa ra những chẩn đoán chính xác như vậy chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu những vấn đề này và biết được lợi và hại của các phương pháp điều trị.’

Phương pháp cắt bỏ lá đốt sống

Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện để làm giảm triệu chứng hẹp cột sống, là tình trạng dây thần kinh cột sống bị chèn ép bên trong ống sống.
Phương pháp này được thực hiện từ cột sống thắt lưng và phẫu thuật cắt một lớp mỏng (phần phía sau) của đốt sống để làm rộng ống sống và tạo ra nhiều khoảng trống cho tủy sống và dây thần kinh.
Phương pháp này sẽ làm giảm áp lực dây thần kinh cột sống. Sau khi phẫu thuật, hầu hết các bệnh nhân sẽ cải thiện đáng kể chức năng của cột sống (khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày bình thường) và giảm đáng kể sự khó chịu và cường độ cơn đau liên quan tới hẹp cột sống.

Cố định cột sống

Đây là một phương pháp phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị hỏng và cột sống được cố định bằng cách hàn nối 2 hoặc nhiều đốt sống liền kề sử dụng mảnh ghép xương. Mảnh ghép xương được cố định bằng ốc vít và dây kim loại.
Mảnh ghép xương có thể được lấy từ hông của bệnh nhân (miếng ghép tự thân) trong quá trình phẫu thuật hàn cột sống, hoặc có thể lấy từ xương của tử thi (miếng ghép cùng loại) hoặc nguyên liệu nhân tạo (thay thế bằng miếng ghép xương làm từ sợi tổng hợp). Phương pháp này bảo vệ xương và khớp khi sự vận động. Cơn đau cơ sẽ dịu bớt bởi vì chỗ hàn sẽ giữ chắc những phần chuyển động và ngăn chặn viêm tấy.

Cắt bỏ đĩa đệm

Cắt bỏ đĩa đệm là phương pháp loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép vào rễ thần kinh cột sống. Phương pháp được thực hiện thông qua thủ thuật mổ mở.
Cắt bỏ đĩa đệm bằng phương pháp vi phẫu bao gồm việc loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoát  vị qua thiết bị vi thể và qua một vết rạch nhỏ. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để cắt bỏ đĩa đệm cổ điển. Thậm chí đối với những ca bệnh thích hợp, cắt bỏ đĩa đệm có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi sử dụng kỹ thuật cắt bỏ đĩa đệm thắt lưng nội soi qua da mà không cần mổ mở.

Miếng đệm gian mỏm gai

Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn mới được sử dụng để điều trị hẹp ống sống. Miếng đệm gian mỏm gai được cấy vào giữa các mỏm gai để làm rộng không gian giữa các mỏm gai.
ParkwayHealth là một trong những nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân hàng đầu trong khu vực Đông nam Châu Á có thực hiện phương pháp này. Do không cần phải loại bỏ xương hay tổn thương tới cơ nên sự ổn định của cột sống không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng theo phương pháp này. Bác sỹ Razmi Rahmat, bác sỹ phẫu thuật cột sống và chỉnh hình chuyên gia tư vấn giải thích, ‘Phương pháp này được áp dụng đối với các bệnh nhân bị thoái hóa không nghiêm trọng và vẫn ở giai đoạn đầu. Nếu cơn đau xuất hiện thì phương pháp này không có hiệu quả. Khi đó bệnh nhân sẽ cần cắt bỏ lá đốt sống để làm giảm cơn đau.

Thay thế đĩa đệm nhân tạo

Thay thế đĩa đệm nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật mới để điều trị thoái hóa đĩa đệm.
Đĩa đệm nhân tạo là một miếng ghép được dùng để thay thế đĩa đệm gian đốt sống bị tổn thương. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ đĩa đệm bị mòn và đưa đĩa đệm nhân tạo vào gian giữa 2 đốt sống thắt lưng liền kề.
Phương pháp phẫu thuật này giữ cho vận động cột sống bình thường và cũng có thể làm giảm tổn thương đối với đĩa đệm và khớp gần đó, giảm áp lực lên bề mặt khớp và giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống thắt lưng.

Đừng phớt lờ cơn đau

Chăm sóc tốt bản thân là rất quan trọng, bởi vì khi xương bắt đầu thoái hóa, nó không thể trở về như ban đầu. Nếu bạn liên tục thấy đau ở lưng, tay hoặc chân thì đừng chờ đợi. Điều trị sớm là điều cần thiết.
Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất Châu Á, ParkwayHealth đã nổi tiếng trên thế giới với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và hoàn hảo với đội ngũ các chuyên gia đa chuyên ngành bao gồm cơ xương khớp và thần kinh. Tại đây có hơn 50 bác sỹ phẫu thuật thần kinh và chỉnh hình chuyên điều trị các bệnh về khớp, mất khả năng sinh lý, rối loạn cột sống và tình trạng dẫn đến tổn thương.
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Trong các bệnh lý liên quan đến xương khớp, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là nỗi ám ảnh đáng sợ bởi nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống sau này. Vậy cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng nào hiệu quả? Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho các bạn.


Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng luyện tập:

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ngoài việc điều trị bằng thuốc thì việc thực hiện các biện pháp tập luyện hiệu quả cũng góp phần rất thiết thực, phối hợp với công tác điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

10 động tác tập luyện phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và điều trị đau lưng sau giúp bạn nhanh chóng hết đau lưng:

Động tác 1:

Xoa bóp huyệt thận du. Đứng thẳng, úp hai bàn tay vào vùng thắt lưng, sát lên xuống 20 lần tới khi nóng lên rồi đặt hai bàn tay vào vùng hông, ngón cái hướng ra sau bấm nhẹ vào huyệt thận du, day huyệt khoảng 20 lần theo chiều kim đồng hồ rồi day ngược lại. Tác dụng của động tác này giúp bổ thận giãn gân cơ.

Động tác 2:

Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, hai tay ôm gối, co gấp gối phải vào ngực hết cỡ, giữ vài giây rồi duỗi ra. Đổi chân làm tương tự, làm khoảng 20 lần cho mỗi chân.

Động tác 3: nằm ngửa thẳng 2 chân, nâng từ từ chân phải lên hết mức tới khi chân vuông góc với mặt giường. Giữ ở tư thế này vài giây hạ chân xuống, làm tương tự với chân trái. Mỗi chân làm như vậy 20 lần.


Động tác 4:

Tư thế như động tác 3, nâng thẳng cả hai chân hết mức có thể, giữ ở tư thế đó rồi dạng ra, khép vào 3 -5 lần, hạ chân xuống. Làm như vậy 10-15 lần. Ba động tác trên có tác dụng làm khỏe khối cơ lưng.

Động tác 5:

Nằm ngửa, hai tay đặt hờ vào đùi, uốn cong người ngồi dậy, tay không bám chặt vào đùi. Rồi từ từ ngồi xuống. Làm khoảng 15 lần.

Động tác 6:

Nằm ngửa, tay xuôi, tỳ xuống mặt giường, hai chân co. Đẩy hai chân ưỡn bụng lên phía trên, nâng mông khỏi mặt giường rồi từ từ hạ xuống, động tác này làm khoảng 15 lần.

Động tác 7:

Nằm nghiêng về một phía, chân trên duỗi, chân dưới co, nâng chân trên lên cao hết mức, giữ vài giây rồi hạ xuống. Làm khoảng 15 lần, đổi tư thế làm tương tự với chân kia.

Động tác 8:

Nằm sấp, hai tay vòng ra sau ôm lấy hông, hai chân thẳng. Ưỡn người nâng nửa người trên khỏi mặt giường, giữ ở tư thế này vài giây rồi hạ xuống, thực hiện khoảng 15 lần.

Động tác 9:

Nằm sấp, hai tay chống xuống mặt giường, lưng và chân thẳng, chống đẩy khoảng 10 lần. Nếu khi chống đẩy thấy đau từ từ chống đầu gối để hạ dần người xuống. Không nên làm động tác này khi đang đau cấp.

Động tác 10:

Đứng thẳng, hai tay xuôi thẳng ra trước, gối thẳng, từ từ cúi gập người xuống rồi trở lại tư thế ban đầu. Làm khoảng 15 lần. Lúc bắt đầu tập không nên cố cúi quá thấp gây đau mà phải hạ dần độ cúi.

10 động tác trên đây là biện pháp phòng và là cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng rất hữu hiệu, giúp các bạn thoát khỏi bị đau lưng hành hạ.

Một số cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng:

-  Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ

- Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ

-  Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nên  xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ.

- Về thuốc men, dùng nên thận trọng vì đa số bệnh nhân thường mắc phải những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh xuất huyết, tiêu hóa, béo phì…

- Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…

- Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…

Nếu các bạn biết quan tâm một chút đến xương khớp của mình như chế độ ăn uống, luyện tập cũng như làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế thì đó luôn là cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tốt và hiệu quả nhất.
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013
Biểu hiện bệnh thoái hóa cột sống cổ

Biểu hiện bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là một vấn đề y học thường ngày. Ngoài tuổi 45, người ta thường thấy dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ trên hình ảnh Xquang, tuy nhiên không gây nên các rối loạn chức năng, trên 50% không có biểu hiện triệu chứng.
Các biểu hiện mà bệnh nhân đến khám như là đau cột sống cổ, làm hạn chế vận động cột sống cổ, do hiện tượng ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp của các đốt sống. Các dấu hiệu phối hợp như dị cảm cánh tay, cẳng tay và đến tận bàn tay. Đôi khi biểu hiện đau đầu không thể chịu được, ngoài ra có thể chóng mặt.



Đau thần kinh cánh tay rất dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai, đau lan xuống cánh tay, đau mặt ngoài cánh tay, đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ. Đau dai dẳng và nghỉ không thuyên giảm. Nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh do gai xương nhô vào trong lỗ liên hợp hoặc do thoát vị đĩa đệm gây ra, thường do rễ của C5, C6, C7, C8.

 Về điều trị, cần tránh các động tác làm khởi phát cơn đau như: Nằm ngủ trên giường phẳng, không gối đầu cao và không sử dụng gối dài. Ban ngày tránh mang vác nặng và ngồi lâu. Đối với thể đau quá mức, bệnh nhân nên nằm viện điều trị và có thể sử dụng liệu pháp corticoide tĩnh mạch. Việc xoa bóp vùng cơ cổ kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn,... ở đợt đau của thoái hóa cột sống cổ cũng có tác dụng khả quan.

Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống. Đây là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người có tuổi gây đau và hạn chế vận động.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi; hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ; kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).

Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên; chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
Trường hợp của bác, đau đầu chóng mặt có thể do thoái hóa gây chèn ép động mạch đốt sống. Tuy nhiên cần lưu ý ở người cao tuổi có thể mắc các bệnh khác dẫn đến đau đầu chóng mặt như tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn tiền mãn kinh (ở nữ giới), hoặc tai biến mạch não hay u não... Chính vì vậy bác nên đến các cơ sở y tế để khám toàn diện, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
 Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50 tuổi); yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...


Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:

- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ", không nên nằm gối đầu quá cao.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.

Về điều trị, trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa - gõ vùng gáy, mặt, bụng.

Nên dùng thêm vitamin E (400 UI/ngày). Kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ. Đối với người có nghề nghiệp dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cần phân phối đều giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, các xoa bóp phục hồi chức năng (nhất là các diễn viên xiếc).
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
no image

Chữa thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm triệt để từ nam dược tươi.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm triệt để là mong đợi của nhiều người đang bị căn bệnh này hành hạ. Thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ và lưng hoặc tại vị trí các đĩa đệm. Trong nhịp sống bận rộn hiện nay, nhiều lúc dưới áp lực của công việc, điều kiện sống tác động làm cho con người ta có những thói quen lao động, sinh hoạt không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Về qui trình hình thành phát triển của bệnh lý ta có thể tổng quan được như sau:

I. Quá trình thoái hóa cột sống (thoái hóa đốt sống): Như đã nói ở trên do thói quen lao động, sinh hoạt vận động không khoa học dẫn đến tình trạng thoái  hóa đốt sống. Theo vị trí thoái hóa ta có thể chia thành 3 vùng: Thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa đốt sống thắt lưng:

   1. Thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện khi bệnh nhân bị thoái hóa tác động vào hệ thống cột sống tại vùng cổ (chính xác là vùng gáy): Lúc này bệnh nhân thường có biểu hiện đau mỏi sau gáy, đau sang bả vai cánh tay, có những người tê bì cánh tay, hoa mắt chóng mặt, đau lên đỉnh đầu tức hốc mắt…

   2. Thoái hóa đốt sống lưng xuất hiện khi bệnh nhân bị thoái hóa tác động vào hệ thống cộtsống tại vùng lưng (ngang với ngực): Lúc này bệnh nhân thường có biểu hiện đau mỏi ngang lưng, đau kéo sang trước ngực, đi kèm theo bệnh nhân cũng có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đau lên đỉnh đầu tức hốc mắt…

   3. Thoái hóa đốt sống thắt lưng xuất hiện khi bệnh nhân bị thoái hóa tác động vào hệ thống cột sống tại vùng thắt lưng, đốt xương sống cùng (phần lưng dưới): Lúc này bệnh nhân thường có biểu hiện đau mỏi thắt lưng, đau kéo xuống mông tê bì xuống chân, đi kèm theo bệnh nhân cũng có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đau lên đỉnh đầu…

II. Quá trình thoát vị đĩa đệm: Khi thoái hóa đốt sống lâu năm nó tác động tới đĩa đệm làm xơ cứng bao xơ đĩa đệm, dưới áp lực đè nén của trọng lượng cơ thể hoặc do điều kiện lao động, vận động nặng sẽ làm rách bao xơ đĩa đệm làm nhân nhầy dịch đệm thoát ra gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Trong thoát vị đĩa đệm về vị trí cũng chia thành 3 vùng: thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm lưng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Biểu hiện bệnh lý của 3 vùng này cũng có biểu hiện tương tự như thoái hóa cột sống.

III. Quá trình gai cột sống: Gai cột sống là quá trình bệnh lý phát triển cuối cùng sau khi hệ thống cột sống bị tác động thoát vị đĩa đệm. Gai cột sống theo vị trí và biểu hiện lâm sàng bệnh hoàn toàn tương tự như các trường hợp trên.

Sơ đồ quá trình phát triển bệnh lý:

Thoái hóa đốt sống cổ hoặc lưng (Thoái hóa cột sống) → Thoát vị đĩa đệm cổ hoặc lưng → Gai cột sống vùng cổ và lưng

hinh anh thoai hoa dot song co thoat vi dia dem Chữa thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm triệt để từ nam dược tươi.

Chữa hiệu quả thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cổ và lưng là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đã gặp phải và tốn kém nhiều công sức, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả.

Bài thuốc nam lành tính:

Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.

I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Bài thuốc nam bao gồm: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo và một số vị thuốc nam khác trong đó có thành phần quen thuộc là Hương nhu tía.

II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ hỗn hợp lại để buổi tối dùng tiếp.

Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.

Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được bào chế từ nam dược lành tính. Để điều trị có hiệu quả bệnh nhân dùng tối thiểu 1 liệu trình là 9 thang trong 9 ngày. Tất cả các bệnh nhân khi đến với chúng tôi hầu như đều đạt hiệu quả tốt.
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
Tự chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Tự chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Hội chứng do thoái hoá đốt sống cổ còn được gọi là bệnh thoái hoá đốt sống cổ, là một loại bệnh thường hay gặp ở những người cao tuổi, người làm việc văn phòng; lái xe...

Thoái hóa đốt sống cổ thường do các đốt sống bị tăng sinh, vôi hoá, biến dạng... chèn ép kích thích vào các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống mà xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như ép rễ thần kinh cổ, ép tuỷ sống cổ, rối loạn thần kinh giao cảm mạch máu vùng cổ và vai. Khi bị kích thích đột ngột hoặc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống dẫn đến cung cấp máu không đủ ở động mạch sống nền, khi thần kinh giao cảm cổ bị kích thích có thể phát sinh rối loạn thần kinh giao cảm.

Người bị thoái hoá đốt sống cổ thường bị đau ở cổ, ở đầu, tai, trán, bả vai và cánh tay trên, ngón tay bị tê mỏi, lạnh, làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (khi vận động mạnh bị đau dữ dội, khi đầu chuyển động đến một vị trí nào đó dẫn đến thiếu máu ở não) người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có lúc có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Người bị thoái hoá đốt sống cổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Trong lâm sàng sử dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị; biện pháp vận động cũng là một trong những phương pháp điều trị tích cực có hiệu quả nhằm làm giảm dần đau, tăng được tính đàn hồi dây chằng, các cơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp là vô cùng quan trọng.

Khi cột sống cổ bị thoái hoá, mọc gai xương sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh chi phối cho vùng bả vai và gây ra triệu chứng đau vai: Thoái hoá cổ 5, sẽ có rối loạn cảm giác ở phía vai ngoài, đau lan đến  khuỷu, cơ delta, cơ trên gai, cơ nhị đầu. Thoái hoá C6 thì đau lan từ vai đến mặt ngoài cánh tay, tê ngón tay cái, có khi cả ngón 2. Thoá hoá C7 thì đau mặt sau vai lan đến cổ tay. Rối loạn cảm giác cơ tam đầu, cơ duỗi bàn tay và mu bàn tay và ngón tay 2 - 3, đôi khi cả ngón 4. Thoái hóa C8 thì đau ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón 4 và ngón út.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013
Bài tập dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng

Bài tập dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng

A. Bài tập dành cho cột sống cổ

1. Động tác 1:
Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, lưng thẳng, hai vai giữ nguyên cúi gập cằm tối đa vào ngực, hít vào khi thở ra ngửa cổ ra tối đa, đưa đầu trở về tư thế bình thường vẫn giữ nguyên vai nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
2. Động tác 2:
Vẫn ngồi ở tư thế trên, giữ nguyên vai, gập đầu vuông góc với thân và quay tròn cổ theo kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.

3. Động tác 3:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân, lấy phần cao nhất của mông và phần nhô cao nhất của đầu (phía sau) làm điểm tựa nâng vai và thân lên như hình cái thuyền (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
4. Động tác 4:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng chống hai chân, hai bàn tay bắt chéo nhau đưa ra sau gáy. Dùng sức của cổ và hai tay đưa đầu về phía đầu gối của hai chân (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 nhịp.
5. Động tác 5:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai chân co, bắt chéo chân (gót chân nọ để trên gối chân kia) hai bàn tay đan chéo vào nhau đưa ra sau gáy đưa khuỷu tay bên này về phía gối bên đối diện (bắt chéo). Hít vào thở ra đều đặn, làm từ 10 đến 20 nhịp.
6. Động tác 6:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân. Dùng sức của cổ và lưng đưa thân về phía trước, áp mặt càng sát hai đầu gối càng tốt. Hít vào thở ra đều. Làm 10 nhịp.
B. Bài tập dành cho cột sống thắt lưng
1. Động tác 1:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, co hai chân, gập cẳng chân vào đùi, gập đùi vào bụng, hai bàn tay đan chéo vào nhau đặt trên hai đầu gối. Khi hít vào dùng tay kéo đùi áp sát vào bụng, khi thở ra lại đưa đùi và gối về tư thế ban đầu. Làm từ 15 – 20 nhịp.
2. Động tác 2:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng vẫn giữ nguyên ở tư thế trên; giữ nguyên phần  thân trên nghiêng chân sang phải rồi sang trái, đầu gối càng áp sát mặt sàn càng tốt. Làm mỗi chân từ 15 đến 20 nhịp.

3. Động tác 3:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân, giữ nguyên phần thân trên (từ phần eo trở lên) vắt từng chân sang bên đối diện. Mỗi bên làm từ 15 – 20 nhịp.
4. Động tác 4:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai chân co, cẳng chân gập vào đùi, đùi vuông góc với thân, hai bàn tay để trên hai đầu gối xoay tròn hai chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi bên làm từ 15 – 20 nhịp.
5. Động tác 5:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân, dùng sức của hai chân đưa chân và hông về phía mặt sao cho mũi bàn chân càng sát đất càng tốt. Làm từ 10 – 15 nhịp.
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do rất nhiều lý do: Có thể do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, do yếu tố di truyền… Chính vì các lý do này mà bệnh thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội.
Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ :
Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 – 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.
Cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ :
Điều trị :
 Uống thuốc chỉ giảm đau , hết thuốc thì đâu vào đấy. Loại bệnh nầy can thiệp bằng thuốc thì không đạt hiệu quả như mong muốn.
Vật lý trị liệu : dùng thiết bị treo cột sống cổ , có phần giảm đau tích cực lúc đầu ,nhưng về lâu về dài thì cũng không hết được . Bệnh tái đi , tái lại .
 Châm cứu : cũng giống như vật lý trị liệu , khai thông các huyệt đạo làm cho bệnh nhân cảm thấy thật đễ chịu .Nhưng phần gân cơ co cọm không giải quyết được , vì vậy mà ở giai đoạn 3, hoàn toàn châm cứu không can thiệp được
Phòng ngừa :
Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…
Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ. Phương pháp phòng bệnh:
Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.