Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
no image

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu bởi nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin khi đó bị giảm tác động bởi cơ thể. Insulin là loại hoocmon nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.
Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.

Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường là gì ?

Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
Phân loại

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ nó thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Tiền tiểu đường ( đái tháo đường ) là gì ?

Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng
1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
2. Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường về cơ bản gồm có 7 triệu chứng chính có thể nhận biết:
1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt
- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
- Tử vong.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường

- Người mập phì
- Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường
- Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á
- Nữ sinh con nặng  hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
- Cao huyết áp
- Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
- Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).
Chúc bạn và gia đình sức khỏe
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012
Trị đau lưng bằng phương pháp dân gian

Trị đau lưng bằng phương pháp dân gian

Trị đau lưng bằng phương pháp dân gian đang được xem là cách thức chữa bệnh rất được ưa chuộng hiện nay, bởi sự an toàn, lành tính cũng như hiệu quả của nó. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề này.

Châm cứu, bấm huyệt, massage - trị đau lưng bằng phương pháp dân gian:


Trị đau lưng bằng phương pháp dân gian

Châm cứu:

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh được nhân dân biết đến từ rất xa xưa, nó có công dụng trong rất nhiều bệnh, trong đó phải kể đến căn bệnh đau lưng.

Một nghiên cứu năm 2008 đã công bố những bằng chứng mạnh mẽ rằng châm cứu hữu ích cho việc điều trị đau lưng cấp. Sau khi phân tích 23 thử nghiệm lâm sàng với 6359 bệnh nhân, các tác giả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, châm cứu có hiệu quả trong việc điều trị đau lưng và giảm đau trở lại.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, đau là do năng lượng trong cơ thể bị chặn tại các huyệt đạo. Khi châm cứu vào các huyệt đạo có thể giúp giải phóng các hoạt chất giúp giảm đau tự nhiên, gửi tín hiệu tới hệ thống thần kinh giao cảm.

Xoa bóp bấm huyệt:

Liệu pháp massage có tác dụng đặc hiệu trong điều trị đau lưng cấp và mãn tính, đặc biệt khi kết hợp với các bài vận động.

Massage trị liệu cũng làm giảm bớt sự lo lắng và trầm cảm liên quan tới các cơn đau mãn tính. Liệu pháp tự nhiên này cũng rất phổ biến ngăn chặn các cơn đau lưng khi mang thai.

Những bài thuốc nam trị bệnh đau lưng:

Trị bệnh đau lưng bằng phương pháp dân gian không thể không kể đến bài thuốc nam, đây được coi là cách chữa trị phổ biến và có hiệu quả nhất luôn được ông cha ta áp dụng.

Một số bài thuốc dân gian hay, đơn giản chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây:

Bài 1: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 4: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 5: Dùng Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo và bồ công anh đem giả nhỏ với ít muối. Xong trộn với ít rượu trắng cao độ (khoảng 40 độ rượu trở lên) xào nóng lên đem đắp vào vùng cột sống bị đau.

Bài 6: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 7: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 8: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Nếu so với những phương thức chữa trị đau lưng khác như phẫu thuật ... thì trị đau lưng bằng phương pháp dân gian luôn bộc lộ những ưu điểm của mình như chữa bệnh an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ, nguyên liệu dễ tìm và chế biến đơn giản, cho nên dù xã hội phát triển như hiện nay nhưng phương pháp này luôn dành được nhiều sự quan tâm của mọi người.
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012
no image

Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường ) tuýp 1

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối tượng mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là người trẻ độ tuổi dưới 30. Trước khi đến với bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cơ chế phát sinh bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1
Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là hiện tượng bệnh lý mà cơ thể phụ thuộc vào insulin hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tự miễn, tức là cơ thể tự tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Nói chính xác hơn,  tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
Tại sao lại gọi bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh đái tháo đường tự miễn, tức là tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như người bệnh tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tụy tiết ra insulin.
Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn, xảy ra khi cơ thể trở nên kháng với những tác động của insulin hoặc không tạo ra đủ insulin.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đối với cả 2 loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra.
Hãy tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh tiểu đường
Nhà thuốc nam An Dược tự hào là nhà thuốc đầu tiền chữa khỏi bệnh tiểu đường tuyp 2 và có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 giảm tối đa liều dùng insulin hàng ngày.

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

1. Bệnh nhân phải cam kết sử dụng đúng chế độ dinh dưỡng mà nhà thuốc đưa ra trong 1-2 tháng điều trị.
2. Bệnh nhân thường xuyên tập các bài tập (có kèm cả đĩa VCD) mà nhà thuốc gửi theo lịch đã nêu trong tài liệu điều trị.
3. Sử dụng sản phẩm bài thuốc gia truyền chữa bệnh tiểu đường.
Người bệnh có mong muốn chữa khỏi bệnh đái tháo đường tuýp 1 xin liên hệ theo địa chỉ
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
Điều trị bệnh đau lưng

Điều trị bệnh đau lưng

Điều trị bệnh đau lưng khỏi hoàn toàn luôn là mong muốn của tất cả mọi người khi mắc phải căn bệnh này. Nhưng điều trị ra sao và bằng phương pháp nào thì hiệu quả lại là điều khiến nhiều người phải băn khoăn, lo lắng.

Cách phòng bệnh đau lưng hiệu quả:

Đau lưng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và nó rất dễ mắc phải ở bất cứ đối tượng nào, cách điều trị bệnh đau lưng hiệu quả nhất chính là cách phòng bệnh tốt nhất.


Điều trị bệnh đau lưng

- Bổ sung lượng canxi cần thiết hàng ngày.
Hấp thụ đủ lượng axit folic có trong rau quả, trái cây.
- Uống thật nhiều nước giữ cho cơ thể không bị khô.
- Rèn luyện thực hiện các tư thế chính xác.
- Tìm hiểu và tập luyện các bài tập, kỹ thuật thở giúp thư giãn cơ hoành.
- Rèn luyện thói quen nâng vật nặng chính xác.
- Khi công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, cần tận dụng tối đa cơ hội di chuyển, thay đổi tư thế và khởi động lưng, chân, tay.
- Ngủ đủ giấc, không ít hơn 8 tiếng 1 ngày.
- Ngủ trên loại đệm phù hợp, có lợi cho lưng.
- Khi ngủ nên đặt gối ở dưới đầu gối nếu nằm ngửa, kẹp giữa hai chân nếu nằm nghiêng để hỗ trợ cho lưng và tuyệt đối không nên nằm sấp.
- Không hoạt động quá sức hoặc căng lưng giữa không cần thiết.
- Dừng ngay các hoạt động thân thể gây nhiều tác động lên lưng, đặc biệt là sau những tuần đầu điều trị.
- Giảm tối đa căng thẳng tinh thần.

Phương pháp điều trị bệnh đau lưng hiệu quả:

1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.

3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

4. Chườm nóng, chườm lạnh:
Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu.
Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì.
Hai phương pháp này chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.

Trên đây là những cách điều trị bệnh đau lưng cấp, nếu trong vài ngày, đau lưng không đỡ bạn nên đến phòng khám bệnh chuyên khoa để được khám và điều trị đặc hiệu.

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
no image

Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất

Trong y học phương đông bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thuộc phạm trù chứng bệnh tiêu khát, bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc tây thì Đông y lại áp dụng một số cách trị tiểu đường rất tốt từ các loại thảo dược tự nhiên như khổ qua (mướp đắng), lô hội (nha đam), húng quế…Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn về các loại cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất.
Dùng cây thuốc chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn hiệu quả , không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Đây là những loại thảo có sẵn rất nhiều ở Việt Nam rất dễ kiếm. Chữa bệnh tiểu đường bằng các loại thảo dược giúp người bệnh giảm bợt các triệu chứng do tiểu đường gây ra.

Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhấtCây cà ri (cây hồ lô ba): Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Loài cây này cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Cà ri là cây thuốc chữa bệnh tiểu đường. Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây.
TS. Deepali Shastri (bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ) cho biết: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày.

Mướp đắng (khổ qua):

Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…

Nha đam (lô hội): Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.
Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.

Húng quế: Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.
Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự.

Lá xoài: Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Cách làm: Lấy khoảng 3-4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào đầu buổi sáng trước bữa điểm tâm. Nên nhớ không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm.
Trên đây là những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất bạn hãy nên áp dụng hàng ngày đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
Triệu chứng đau lưng bên trái

Triệu chứng đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái là gì và triệu chứng đau lưng bên trái như thế nào? là một trong những câu hỏi người bệnh luôn mong muốn có câu trả lời, bởi chỉ khi nhận biết được chúng, chúng ta mới có thể có cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng bên trái:

Đau lưng bên trái là triệu chứng khá phổ biến, gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải.



Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng bên trái nhưng chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm hay bệnh liên quan tới thận.

- Nguyên nhân do bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa khoang gian đốt sống, giúp đệm đỡ, phân tán lực khi có áp lực trọng tải tác động lên cột sống. Nếu đĩa đệm thoái hóa hoặc thoát vị ra ngoài sẽ làm giảm chiều cao khoang gian đốt sống, giảm và mất nhiệm vụ đệm đỡ.

- Bệnh về thận: Có thể là hậu quả của vùng cơ thắt lưng bị kéo giãn hoặc rách. Nghiêm trọng hơn, sỏi thận, nhiễm trùng thận cũng có thể gây ra tình trạng này.

- Ngoài ra đau lưng bên trái còn do bong gân: Bạn bị đau lưng bên trái ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng.

Triệu chứng: Đau lưng bên trái do các bệnh: thoát vị đĩa đệm, bệnh về thận và bong gân lần lượt có các triệu chứng như sau:

- Đau đột ngột khi mang vác vật nặng hoặc khi vặn mình , chỗ đau là ở cuối, gần xương cụt.

- Đau thắt lưng, thắt lưng bên trái nặng hơn  thắt lưng bên phải. Thi thoảng cảm giác đau buốt lan xuống bộ phận sinh dục, đi tiểu nhiều, cảm thấy mệt mỏi.

- Đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi.

Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau lưng bên trái diễn ra thường xuyên thì nên đi khám chữa bệnh ngay. Vì những bệnh này tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn.

Cách điều trị triệu chứng đau lưng bên trái:

1. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị đau lưng.

2. Dùng dầu tỏi massage đều vùng lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.

3. Tập luyện thể thao đều đặn: đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng hiệu quả.

4. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng nên dễ bị đau lưng hơn. Đây là một trong những mẹo trị đau lưng rất hiệu quả.

5. Chườm vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.

6. Dùng nước ép 1 quả chanh hoà với 1 chút muối uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng. Nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.

7. Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và cải thiện chất lượng giường ngủ… cũng giúp giảm chứng đau lưng hiệu quả.

Với 8 mẹo điều trị trên, những triệu chứng đau lưng bên trái kia chắc chắn sẽ không còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nữa. Các bạn cũng nên thường xuyên đi thăm khám bác sỹ để được phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời nhé.