Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc gia truyền

Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc gia truyền

Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc nam gia truyền là mong đợi của nhiều người bệnh hiện nay. Có nhiều tên gọi khác nhau: “bệnh thoát vị đĩa đệm”, “phồng đĩa đệm”, “phình lồi đĩa đệm”… Ngoài những tên gọi này còn có nhiều thuật ngữ mà các bác sĩ hay sử dụng như tình trạng rách đĩa đệm, lệnh đĩa đệm, trượt đĩa đệm. Các tên gọi khác nhau này làm cho nhiều bệnh nhân trở nên lúng túng và không biết thực hư bệnh lý mình ra sao, mức độ nghiêm trọng như nào.
Tìm hiểu thấu đáo hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm được chữa khỏi từ bài thuốc nam, chúng ta sẽ cùng nắm rõ các vấn đề sau:

1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm:


Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mang vác các vật nặng trong tư thế không hợp lý, cường độ lao động cao không có chế độ nghỉ thích hợp thường gặp ở công nhân các ngành công nghiệp, thói quen ngồi quá lâu của dân văn phòng, người làm việc nhiều với máy tính. Trong các điều kiện sinh hoạt không hợp lý như trên, dưới áp lực của trọng lượng cơ thể đè nén xuống đĩa đệm, lâu ngày làm bao xơ đĩa đệm trở nên xơ cứng và dòn hơn, đến thời điểm nhất định các bao xơ bọc ngoài đĩa đệm sẽ bị rách và mở đường cho nhân nhầy đĩa đệm bên trong thoát ra gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm:

- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Ngoài các biểu hiện đau mỏi cổ (thực tế là vùng sau gáy), đau sang bả vai cánh tay, lâu ngày gây tê bì cánh tay có thể lan tới các đầu ngón tay. Kèm theo đó bệnh nhân còn có những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau kéo lên đỉnh đầu.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Ngoài các biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau kéo dọc sau mông xuống chân có thể gây tê bì chân. Bệnh nhân cũng có những biểu hiện đi kèm như đau lên đỉnh đầu, hoa mắt, chóng mặt đau đầu, đau lan sang hốc mắt, một số trường hợp gây tức hốc mắt.

3. Chữa hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc nam lành tính:

- Sơ lược bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:

Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.
I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.
II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ thuốc lại để buổi tối dùng tiếp.
Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.
Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.
Những bệnh nhân thực sự có nhu cầu đặt mua thuốc hãy liên hệ với chúng tôi trước khi đến vì lượng thuốc không thường xuyên có, vui lòng liên hệ trước qua điện thoại.

Địa điểm 1 tại Hà Nội

Cô Phạm Thị Vân AnhSố nhà 115 Đường Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa, Quận Thanh Xuân
Lương Y Vân Anh:0977.466.716
Anh Minh Trường:0936.34.0246
Hòm thư:thoaihoadotsong@gmail.com
Lịch làm việc :* Thứ 2 đến thứ 6 làm việc từ 17h30-21h (chiều tối)* Thứ 7 và chủ nhật tiếp bệnh nhân vào tất cả các giờ trong ngày
Trước đây các bệnh nhân phía Nam khi lấy thuốc đều phải chịu khoản chi phí chuyển phát nhanh thuốc từ 170.000đ – 220.000đ . Hiện nay gia đình đã mở ra địa điểm phát thuốc thứ 2 tại Sài Gòn để thuận tiện cho bệnh nhân.

Địa điểm 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chú BìnhNhà 79/20/15N – Đường Phạm Viết Chánh – Phường 19 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM (Cách đi dễ nhất: Nằm ngay sau lô C chung cư Ngô Tất Tố thuộc đường Ngô Tất Tố quận Bình Thạnh)
Lương Y Bình:0903.876.437
Lương Y Nga:0904.518.836
Hòm thư:thoaihoadotsong@gmail.com
Lịch làm việc :Tất cả các giờ trong ngày.
Các bạn không ở địa bàn Hà Nội và Sài Gòn, gia đình có thể gửi thuốc thông qua xe khách hoặc chuyển phát nhanh:
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Rắc rối của của quý ông đang chữa bệnh tiểu đường

Rắc rối của của quý ông đang chữa bệnh tiểu đường

Các biến chứng dễ gặp nhất ở người bị tiểu đường là giảm thị lực ở mắt, đục thủy tinh thể, viêm nhiễm chân, tay ... và hiện tượng suy giảm khả năng sinh lý ở nam giới.
Với các quý ông bị tiểu đường, khả năng sinh lý suy giảm có lẽ là rắc rối đầu tiên và rõ ràng nhất. Theo thống kê, có tới 56% bệnh nhân tiểu đường nam gặp phải biến chứng này trong 5 năm đầu bị bệnh và đây cũng là biến chứng khó tránh của bệnh nhân tiểu đường là nam giới. Nguyên nhân chủ yếu của rắc rối này một phần đến từ tuổi tác của người bệnh (đa số bệnh nhân tiểu đường phát hiện bệnh ở độ tuổi 35-50) hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường, cùng quá trình ăn kiêng thiếu chất, việc sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.... Khả năng sinh lý giảm hay rối loạn cương dương không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại là rắc rối khó nói trong cuộc sống vợ chồng và việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Để cải thiện rắc rối mà các quý ông đang gặp phải, chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và tập thể dục đều đặn là những bài thuốc quý giúp cho các bệnh nhân tiểu đường nói chung và giúp cho quý ông cải thiện được tình trạng yếu sinh lý một cách hiệu quả. Ngoài ra, các bệnh nhân tiểu đường nam có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một loại thực phẩm từ tự nhiên là Tảo Mặt trời Spirulina. Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng kết hợp 2 loại Tảo Mặt trời tự nhiên và Tảo Mặt trời Gold Plus. Tảo Mặt trời tự nhiên là một loại thực phẩm lý tưởng, cung cấp hơn 100 vi chất dinh dưỡng khác nhau cho người bệnh, bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu hụt trong thời kỳ ăn kiêng thiếu chất. Tảo Mặt trời Gold Plus được bổ sung tăng cường khoáng chất kẽm, cùng hàm lượng cao các chất chống oxi hóa tự nhiên như Phycocyanin, Chlorophyll giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, khả năng sinh lý cho nam giới đang trong thời kỳ chữa bệnh tiểu đường vốn bị thiếu hụt một lượng lớn khoáng chất kẽm giúp tăng cường sinh lực tinh binh.
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Phụ thuộc vào vị trí cơn đau xuất hiện trên lưng, các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể biến đổi từ đau nhẹ nhàng hoặc đau gay gắt ở thắt lưng, có thể chạy xuống cả bàn chân và ngón chân. Triệu chứng của căn bệnh này cũng có thể bao gồm cả mất cảm giác và không thể chuyển động ở vùng bị ảnh hưởng.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể bao gồm cả đau nhói đột ngột ở lưng dưới, xuống mông và cẳng chân. Các triệu chứng này có thể là do đĩa đệm bị ảnh hưởng nhô ra ngoài và va chạm vào dây thần kinh tọa (dây thần kinh lớn nhất cơ thể) gây ra một hiện tượng gọi là đau dây thần kinh tọa.
Rất nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng này sẽ tự biểu hiện theo thời gian do sự mòn rách dần dần của cột sống và các đầu mút dây thần kinh. Nó có thể được gây ra bởi các chấn động mạnh như ngã hoặc chấn thương đã xảy ra từ nhiều năm trước và bây giờ mới biểu hiện thành các triệu chứng, hoặc cũng có thể chỉ là do quá trình thoái hóa. Một trong những điều mà các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hay gặp phải nhất là cảm giác suy yếu ở cẳng chân và đau đớn ở đùi. Một triệu chứng đi kèm khác nữa là cảm giác ngứa ran hoặc tê buốt bàn chân và ngón chân, dẫn đến chẩn đoán nhầm thành tuần hoàn lưu thông máu kém – một hiện tượng thường được gây ra bởi cột sống bị hao mòn và các đầu mút dây thần kinh bị kẹt hoặc bó lại với nhau dẫn đến các cơn đau ở lưng, chân và bàn chân.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xuất hiện một lần ngay cả khi bạn chưa bao giờ bị đau lưng hoặc đau chân trong quá khứ và nó có thể làm đảo lộn cuộc sống của bạn. Các cơn đau liên miên và mất khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng của cơ thể có thể sẽ khiến bạn vô cùng suy nhược và dẫn đến căng thẳng thần kinh hoặc suy sụp tinh thần.
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Bài Thuốc Nam Gia Truyền Điều Trị Chữa Khỏi Bệnh Thoát Vị Đĩa Đêm Cột Sống Cổ Thắt Lưng

Bài Thuốc Nam Gia Truyền Điều Trị Chữa Khỏi Bệnh Thoát Vị Đĩa Đêm Cột Sống Cổ Thắt Lưng

Chữa khỏi dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thắt lưng từ bài thuốc nam gia truyền sử dụng hoàn toàn thảo dược tươi tự nhiên không phải phẫu thuật, chịu rủi ro cũng như đau đớn là mong đợi của nhiều người bệnh hiện nay vì chứng bệnh thoát vị đĩa đệm làm cho người bệnh chở thành gánh nặng của gia đình. Có nhiều tên gọi khác nhau: “bệnh thoát vị đĩa đệm”, “phồng đĩa đệm”, “phình lồi đĩa đệm”… Ngoài những tên gọi này còn có nhiều thuật ngữ mà các bác sĩ hay sử dụng như tình trạng rách đĩa đệm, lệnh đĩa đệm, trượt đĩa đệm. Các tên gọi khác nhau này làm cho nhiều bệnh nhân trở nên lúng túng và không biết thực hư bệnh lý mình ra sao, mức độ nghiêm trọng như nào.



Bài thuốc nam gia truyền điều trị chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Trong nền y học hiện nay, phương pháp điều trị thường được quan tâm nhất là phẫu thuật, tuy nhiên để phẫu thuật đĩa đệm là một vấn đề không đơn giản, bởi lẽ liền kề với đĩa đệm là hệ thống tổ chức dây thần kinh rất phức tạp, bất cứ sai sót nào trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng mà bệnh tình không hề suy giảm.
Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.
I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.
II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ thuốc lại để buổi tối dùng tiếp.
Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.
Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.

Triệu chứng biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm ?

1. Triệu chứng đau
Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.
2. Triệu chứng tê bì
Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.
3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt
Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.
Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.
4. Các triệu chứng của một đĩa đệm thoát vị:
Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:
Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm ?

Đĩa đệm được cấu tạo như đĩa hình tròn nằm giữa những đốt xương. Phần bao bọc bên ngoài của đĩa đệm được gọi là bao xơ đĩa đệm, phần nằm bên trong được gọi là nhân nhầy đĩa đệm (dạng gel). Trong cuộc sống thường thấy 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm:
1. Bệnh do yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh.
2. Bệnh do quá trình hoạt động, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống đột ngột
3. Bệnh gây nên do quá trình thoái hóa (Đây là trường hợp thoát vị phổ biến nhất):
Quá trình thoái hóa cột sống tác động tới bao xơ đĩa đệm làm vòng bao xơ trở nên xơ cứng, mất đi tính dẻo dai. Khi đó người bệnh không nhất thiết phải mang vác các vật nặng sai tư thế nhưng vẫn mắc bệnh. Bởi lẽ, bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng bây giờ chỉ chịu được một áp lực giới hạn rất nhỏ. Khi rách bao xơ làm cho nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh thoát vị.
“Chung sống hòa bình” với bệnh tiểu đường

“Chung sống hòa bình” với bệnh tiểu đường

Bệnh nhân khi phát hiện mình bị tiểu đường thường rất hoang mang, lo lắng, stress, mất niềm tin  do không biết cách bảo vệ sức khỏe dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Nếu bạn đang bị tiểu đường hay có người nhà bị tiều đường thì hãy lạc quan, bình tĩnh để giải quyết vì nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh tiều đường.
Kiểm soát và giữ ổn định đường huyết là điều đầu tiên bệnh nhân đái tháo đường cần quan tâm vì khi đường máu tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công trong khi hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém sẽ gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như biến chứng về hệ thần kinh ngoại vi, biến chứng về tim mạch, mắt… Ngoài dùng thuốc bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn kiêng khoa học và lối sống lành mạnh.

Về chế độ ăn uống: Cần cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ cân đối: đạm 15-20%, chất béo 25-30%, đường bột 55 -60% tổng năng lượng khẩu phần. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để luôn giữ đường huyết ổn định không gây tăng đường huyết quá mức sau khi ăn và chống hạ đường huyết khi đói đặc biệt là với bệnh nhân dùng  thuốc hạ đường huyết. Nên hạn chế chất béo nhất là chất béo bão hòa để ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa.
Cần ăn đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo đủ chất, ăn ít chất bột (cơm, phở, bánh mỳ…), ăn gấp đôi rau cải, hoa quả ăn bằng ½ người bình thường, nên ăn nhạt, không nên ăn quá no.
Việc ăn kiêng đối với người tiểu đường là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực  tiếp đến hiệu quả điều trị song không phải dễ dàng thay đổi thói quen ăn uống đã hình thành rất lâu, với người khỏe mạnh bình thường ăn uống đủ chất đã khó thì với người tiểu đường lại càng khó. Vậy phải làm sao để ăn kiêng dễ dàng mà cơ thể vẫn đủ chất lại kiểm soát được lượng đường? Có một thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường đó chính là Tảo Mặt Trời Spirulina với hơn 100 vi chất cần thiết cho cơ thể sẽ cung cấp đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất. Hàm lượng đạm trong Tảo chiếm 60-70% hoàn toàn là đạm thực vật dễ tiêu, giúp cung cấp đủ năng lượng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Phenylalanin và hoạt chất sinh học trong Tảo Mặt trời tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở não bộ làm giảm các cơn đói dày vò đồng thời nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tảo Mặt Trời Gold Plus được bổ sung thêm kẽm và vitamin C tự nhiên chiết xuất từ quả Sơri sẽ rất tốt cho người tiểu đường vì phải giảm ăn các loại thịt động vật, hải sản nên người tiểu đường thường có nguy cơ thiếu kẽm rất cao trong khi đây lại là vi chất vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với nam giới kẽm giúp tăng cường khả năng sinh lý. Các hoạt chất sinh học mạnh trong Tảo như Phycocyanin, Chlorophyll, Phenylalanin…kết hợp với các vitamin và khoáng chất giúp đốt mỡ thừa từ tế bào, ổn định đường huyết, huyết áp, giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Hơn nữa Zeaxanthin và β-Caroten trong Tảo được Hiệp Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng giúp bảo vệ các dây thần kinh võng mạc mắt, chống thoái hóa mắt, chống mù lòa, ngăn ngừa các biến chứng về mắt. Các hoạt chất sinh học này còn giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn vi khuẩn tấn công giúp ngăn ngừa biến chứng về hệ thần kinh ngoại vi như: tê bì lở loét chân tay, vết thương lâu lành, mất cảm giác… Tảo còn đặc biệt tốt cho người tiểu đường Type 1 và 2 do trong Tảo không có đường, béo và tinh bột nên đây sẽ là thực phẩm lý tưởng cho người tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng kết hợp hai loại Tảo trên điều trị tích cực trong hai tháng để ổn định đường huyết, sau đó có thể dùng Tảo tự nhiên để duy trì sức khỏe ổn định lâu dài, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh chung sống “ hòa bình với bệnh tiểu đường !
Ngoài ăn uống đúng cách người bị tiểu đường cũng cần có chế độ luyện tập hợp lý vì luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp giảm căng thẳng, giảm đường trong máu, tăng tác dụng của insulin, bảo vệ hệ tim mạch. Việc luyện tập nên được tư vấn của bác sỹ sao cho phù hợp với từng đối tượng, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày phù hợp với hầu hết bệnh nhân tiểu đường !
Để có hiệu quả tốt nhất, trong 2 tháng khi bắt đầu sử dụng Tảo Mặt trời, người bệnh nên sử dụng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi tối. Sau đó, người bệnh có thể dùng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus hoặc 6 viên Tảo Mặt trời Tự nhiên hàng ngày.
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
Nguyên nhân thường gặp gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Nguyên nhân thường gặp gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm hiện nay là căn bệnh phổ biến gây nên nhiều biến chứng phức tạp. Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, mọi người trong chúng ta phải biết được những nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

Hệ thống cột sống cấu tạo cơ bản bởi hai thành phần chính là đốt xương và hệ thống các đĩa đệm. Trong đó, đĩa đệm được cấu tạo như đĩa hình tròn nằm giữa hai đốt xương. Phần bao bọc bên ngoài của đĩa đệm được gọi là bao xơ đĩa đệm, phần nằm bên trong được gọi là nhân nhầy đĩa đệm (dạng gel). Trong cuộc sống thường gặp có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Thoát vị đĩa đệm do yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm do quá trình hoạt động, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống đột ngột: Nguyên do chính của vấn đề là hệ thống đĩa đệm ở mỗi con người có một sức chịu giới hạn là khác nhau nhưng trong quá trình sinh hoạt, vận động như nâng, vác, bê một vật có trọng lượng quá lớn ở một tư thế không hợp lý sẽ làm cho bao xơ đĩa đệm bị chịu một áp lực quá lớn và đột ngột gây nên rách bao xơ tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm
- Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên do quá trình thoái hóa (Đây là trường hợp thoát vị phổ biến nhất):
Quá trình thoái hóa cột sống tác động tới bao xơ đĩa đệm làm vòng bao xơ trở nên xơ cứng, mất đi tính dẻo dai. Khi đó người bệnh không nhất thiết phải mang vác các vật nặng sai tư thế nhưng vẫn bị thoát vị đĩa đệm. Bởi lẽ, bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng bây giờ chỉ chịu được một áp lực rất nhỏ – áp lực tương đương với những vật dụng sinh hoạt thường ngày.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ? Tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ nhưng nếu thai phụ không kiểm soát tốt đường huyết của mình thì rất khó tránh khỏi gặp phải các biến chứng thai sản nguy hiểm ảnh hưởng đến sự an toàn cho cả mẹ và bé.


Tiểu đường thai kỳ là gì ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra mức đường huyết cao mà không có khả năng gây ra vấn đề cho bản thân, nhưng có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Hiếm khi bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra khát nước quá mức hoặc đi tiểu tăng lên.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Đó là lí do mà hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm đường huyết vào tuần thai thứ 24-28.
Tuy nhiên, nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hoặc đang có những dấu hiệu của bệnh (chẳng hạn như có đường trong nước tiểu), bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm này trong lần khám thai đầu tiên và lặp lại xét nghiệm sau đó vào tuần thứ 24-28 nếu kết quả lần đầu tiên là âm tính.
Cũng phải nói thêm rằng, nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose huyết dương tính, chưa hẳn là bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Điều này chỉ có nghĩa rằng bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm kĩ hơn (thử nghiệm dung nạp đường) để khẳng định chắc chắn.

Yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó, hay những người sinh một hoặc nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ:
- Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường do tuổi tác).
- Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.
- Những phụ nữ mà từng có trọng lượng quá khổ sau sinh (nặng hơn 4kg).
- Những phụ nữ mà có cha/mẹ hay anh/chị em ruột mà từng phải tiêm insulin bổ sung.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không – Các biến chứng tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ mang đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, thai bệnh tiểu đường mà không quản lý cẩn thận có thể dẫn đến không kiểm soát được lượng đường trong máu và các vấn đề gây ra cho bản thân và con.
Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé
Nếu  bị tiểu đường thai kỳ, em bé  có thể có nguy cơ:
Vượt quá tăng trưởng. Thêm đường sẽ đi qua nhau thai, gây nên tuyến tụy của bé sản xuất thêm insulin. Điều này có thể gây ra em bé phát triển quá lớn (macrosomia). Trẻ lớn có nhiều khả năng trở thành khó sinh, duy trì thương tích sinh.
Lượng đường huyết thấp (hạ đường huyết). Đôi khi trẻ sơ sinh của bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ phát triển đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì tự sản xuất insulin của họ là cao. Nặng của vấn đề này có thể gây co giật ở trẻ. Cho ăn và đôi khi là một giải pháp đường tĩnh mạch có thể trở lại mức độ đường máu của con bình thường.
Hội chứng suy hô hấp. Một điều kiện mà làm cho hơi thở khó khăn là có thể. Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có vấn đề về hô hấp nhiều hơn những phụ nữ không có vấn đề, ngay cả ở cùng tuổi thai. Những đứa trẻ có hội chứng suy hô hấp có thể cần giúp thở cho đến khi phổi trở nên mạnh mẽ hơn.
Vàng da. Điều này đổi màu vàng của da và lòng trắng của mắt có thể xảy ra nếu gan của bé chưa đủ trưởng thành để phá vỡ một chất gọi là bilirubin, thường các hình thức khi cơ thể tái chế các tế bào máu đỏ cũ hoặc bị hư hỏng. Mặc dù vàng da thường không phải là nguyên nhân cho sự quan tâm, theo dõi cẩn thận là quan trọng.
Tiểu đường loại 2 sau này. Em bé của bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao của bệnh béo phì phát triển và loại 2 bệnh tiểu đường sau này.
Vấn đề phát triển. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, con có thể có nguy cơ gia tăng của các vấn đề với phát triển kỹ năng vận động, như đi bộ, nhảy hoặc các hoạt động khác đòi hỏi phải có sự cân bằng và phối hợp. Một nguy cơ gia tăng của các vấn đề quan tâm hoặc các rối loạn tăng động cũng là một mối quan tâm.
Hiếm khi, kết quả không được điều trị bệnh tiểu đường trong cái chết của bé trước hoặc ngay sau khi sinh.
Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến bà mẹ
Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ cá nhân:
Tiền sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một điều kiện đặc trưng bởi huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé.
Nhiễm trùng đường tiểu. Phụ nữ có trải nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ, hai lần số lượng nhiễm trùng đường tiểu trong khi mang thai hơn so với phụ nữ khác mang thai. Điều này có thể do đường dư thừa trong nước tiểu.
Tương lai bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, có nhiều khả năng có nó một lần nữa với một thai kỳ trong tương lai. Cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thường là tiểu đường loại 2 khi  già đi. Tuy nhiên, việc lựa chọn lối sống lành mạnh như ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Trong số những phụ nữ có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ người đã đạt đến trọng lượng cơ thể lý tưởng của mình sau khi sinh, ít hơn 25 phần trăm phát triển tiểu đường loại 2.

Phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thực sự nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nếu như người mẹ không biết kiểm soát được tốt đường huyết của mình. Nếu như thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Ngoài dùng thuốc điều trị thai phụ cần có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để tránh các nguy cơ gặp phải biến chứng.
Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012
Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm

Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là một vấn đề tiêu biểu xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng. Các triệu chứng thường gặp và dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này là cảm giác đau và cứng ở cột sống. Tuy rằng xảy ra khá phổ biến nhưng người ta thường hiểu không đúng về nó. Bệnh thoái hóa đĩa đệm thực ra không phải là bệnh. Từ “bệnh” được sử dụng ở đây chỉ để diễn tả những thay đổi bất thường của đĩa đệm cột sống do quá trình già đi theo tuổi tác.

Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống có tính đàn hồi. Đĩa đệm có chức năng ngăn cách các đốt sống không cho chúng trượt lên nhau, hoạt động như một bộ phận giảm xóc của cơ thể và giúp cho cột sống trở nên linh hoạt có khả năng thực hiện các động tác như cúi, xoay, vặn hay nghiêng người. Theo thời gian, các đĩa đệm sẽ dần bị hao mòn và trở nên kém đàn hồi gây ra các vấn đề về cột sống.
Tuy rằng thoái hóa đĩa đệm thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng nhưng đôi khi nó cũng có thể xảy ra ở vùng cột sống cổ nằm ở phía sau gáy.
Căn bệnh thoái hóa đĩa đệm có thể biểu hiện thành rất nhiều triệu chứng. Triệu chứng phổ biến nhất là đau, cứng và khó chuyển động. Tùy thuộc vào các dây thần kinh bị ảnh hưởng, các cơn đau có thể xảy ra ở lưng, cổ, chân, đầu gối. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ nhưng khi các khớp xương di chuyển cơn đau trở nên rất nhói, và dần dần giảm bớt sau khi các khớp xương hoạt động một lúc.
Khi bệnh trở nên nặng hơn, các cơn đau gây ra sẽ ngày càng gay gắt. Nguyên nhân là do các dây thần kinh bị đè nén khi các đĩa đệm mất tính đàn hồi và xẹp xuống làm cho khoảng cách giữa các đốt sống bị thu hẹp, tác động vào các dây thần kinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân không chỉ cảm thấy đau mà còn có cảm giác nóng ran lên, tê buốt và suy yếu.
Bệnh nhân có những biểu hiện triệu chứng của thoái hóa cột sống hay phàn nàn về các cơn đau thắt lưng mạn tính cùng với các chu kỳ nhức nhối không liên tục. Giai đoạn này thường kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Đau mạn tính trong trường hợp này có rất nhiều dạng, từ đau rất nhẹ cho đến đau vô cùng gay gắt khiến cho lưng không thể di chuyển. Thông thường bệnh nhân chỉ bị đau nặng một thời gian rồi dần dần nhẹ bớt và khỏi hẳn.
Để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, người bệnh cần tránh các động tác như cúi, vặn, nhặt, nâng vật nặng. Nên thực hiện các bài tập sức khỏe như đi bộ, bơi hay chạy vừa thúc đẩy quá trình phục hồi vừa giúp giảm đau, cơ thể thoải mái, dễ chịu. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, nếu bắt buộc thì cần phải thay đổi tư thế liên tục và tận dụng mọi cơ hội để di chuyển và thực hiện các bài khởi động lưng. Nên nằm nghỉ mỗi khi lưng bị mỏi giúp cho cơ thắt lưng được thả lỏng và thư giãn.
Trong trường hợp bệnh nặng nên cần có sự can thiệp của các chuyên gia bác sĩ. Có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu uống thuốc giảm đau nếu cần thiết. Phương pháp điều trị tốt nhất cho trường hợp này là thực hiện các bài tập luyện phục hồi được thiết kế riêng cho từng trường hợp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nhưng chỉ nên là giải pháp cuối cùng bởi nó đem lại rất nhiều rủi ro.
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012
Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường

Hậu quả về lâu dài của các rối loạn chuyển hóa này là tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn dẫn tới các biến chứng như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, xuất huyết võng mạc, bệnh mạch vành dẫn đến suy tim, tổn thương thận, thậm chí có thể tử vong. Trong điều trị tiểu đường, kết hợp vận động hợp lý và chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất.
Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Đảm bảo đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Chia thành nhiều bữa nhỏ tránh tăng đường máu đột ngột sau bữa ăn và hạ đường máu lúc sau bữa ăn; hạn chế được các rối loạn chuyển hóa. Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý và hoạt động thể lực hằng ngày, phù hợp với tập quán ăn uống của gia đình và đơn giản, tiện lợi, không quá đắt tiền.
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…

Ăn uống hợp lý cũng là phương pháp điều trị tốt đối với bệnh nhân tiểu đường
Nhu cầu glucid (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn, do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế glucid. Tuy nhiên cũng không được giảm quá nhiều, đảm bảo cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỷ lệ năng lượng do glucid nên chiếm khoảng 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo, khoai củ (không nên quá 70g/bữa chính). Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao...
Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận, tuy nhiên lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% - 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% - 14%). Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ…).
Lipid (chất béo): Khẩu phần của người đái tháo đường rất cần chất béo để cung cấp năng lượng bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi. Nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải và giảm mỡ động vật là các chất béo chưa bão hòa vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè… Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%) và không nên vượt quá 30%.
Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt, iốt…), các thành phần này thường có trong rau quả tươi. Chất xơ- nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong gạo không xay xát kỹ, rau, củ, quả,...
Nói chung việc điều trị tiểu đường nên ăn uống hợp lý, vận động rèn luyện thể lực đúng mức và theo dõi đường huyết thường xuyên để duy trì nồng độ đường trong máu ở mức cho phép.
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên lại chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Để giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về cách chữa trị căn bệnh gây đau đớn này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nội dung điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y trong bài viết hôm nay.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm:
Nguyên nhân:
Theo quan niệm y học cổ truyền trong ngũ thể (khí, huyết, gân, cơ, xương) thì đĩa đệm thuộc về gân, do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (Can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì đĩa đệm sẽ bị suy yếu, nhân đó khí trệ huyết ứ, ngoại tà xâm nhập, làm cho đĩa đệm mất sự đàn hồi, dễ biến dạng, thoát vị.
Một số nguyên do cụ thể như:
. Do chấn thương.
. Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.
. Do tuổi già.
. Do lao động quá sức.
. Do sinh hoạt tình dục không điều độ.
. Ảnh hưởng của bệnh mạn tính.
Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng lưng không được nuôi dưỡng, các đĩa đệm dần dần bị khô, cứng sẽ gây nên đau. Vùng lưng liên hệ đến Thận, nếu Thận suy yếu sẽ gây nên đau.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau. Chấn thương do tẽ ngã… làm cho huyết bị ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau.
Triệu chứng:
- Thể hàn thấp: Đau ở vùng lưng, có cảm giác nặng ở lưng dưới, hoặc có cảm giác như ngồi vào chậu nước đá lạnh hoặc như có vật gì nặng đè vào lưng, tay chân lạnh, tay chân không có sức, ấn vào đau hơn, gặp lạnh hoặc thời tiết âm u thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm, Tế.
- Thể phong thấp: lưng đau trên dưới không nhất định nhưng thay đổi. Vùng lưng đau thường kèm nặng và chuyển xuống dưới các ngón chân, kèm mất cảm giác, thay đổi theo thời tiết, sợ gió, sợ lạnh, cơ thể nặng nề, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch Phù, Tế, Huyền.
- Thể thấp nhiệt: Thắt lưng luôn đau kèm cảm giác nóng, thắt lưng sưng, nặng, không thể cuí về phía trước hoặc ngả ra sau được, bứt rứt, ra mồ hôi, khát, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, tiểu buốt, táo bón, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Sác, Hoạt hoặc Nhu Hoạt.
- Thể thận hư: Vùng thắt lưng đau ê ẩm, bước đi làm như không có sức, đứng lâu chân như muốn khuỵ xuống, khi mệt mỏi thì khó chịu hơn, nằm hoặc nghỉ ngơi, xoa bóp thì dễ chịu hơn, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
- Thể thận dương hư: Lưng đau ê ẩm, nghỉ ngơi hoặc nằm, xoa bóp, chườm ấm thì đỡ hơn, lưng tê, mất cảm giác, đi hoặc đứng chân như không còn sức, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng lạnh, hơi thở ngắn, da mặt xanh xám, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế, không lực.
- Thể khí trệ huyết ứ: Đau chói vùng lưng và chân, đau cố định một chỗ, ngày nhẹ, đêm nặng. Ấn vào cột sống nhiều khi đau không chịu nổi. Có khi đau lan xuống chân, làm cho chân mất cảm giác, di chuyển khó, táo bón, lưỡi đỏ tím hoặc có vết ban đỏ, mạch Trầm, Sáp, Huyền.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y:
Bài 1: Xuyên ô 9g, Phụ tử 9g, Quế chi 9g, Độc hoạt 9g, Cát căn 9g, Can khương 9g, Ma hoàng 6g, cam thảo 6g, Tế tân 3g.
Bài 2: Tang kí sinh 18g, Thạch chi 15g, Đương qui 12g, Đẳng sâm 12g, Phục linh 12g, Tần giao 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 9g, Độc hoạt 9g, Xuyên khung 9g, Bạch thược 9g, Ngưu tất 9g, Tế tân 3g, Nhục quế 3g, Cam thảo3g
Bài 3 điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y: Ý dĩ 30g, Xương truật 12g, Ngưu tất 12g, Tần giao 9g, Hoàng bá 9g
Bài 4: Thục địa 12g, Đỗ trọng 12g, Hoài sơn 9g, Sơn thù 9g, Kỉ tử 9g, Ngưu tất 9g, Thỏ ti tử 9g, Tang kí sinh 9g, Cao ban long 6g, Cao qui bản 6g.
Bài 5: Thục địa 12g, Đỗ trọng 9g, Thỏ ti tử 9g, Tục đoạn 9g, Cao ban long 9g, Hoài sơn 9g, Kỉ tử 9g,Cẩu tích 9g, Sơn thù 9g, Đương qui 8g, Phụ tử 3g.
Bài 6: Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 9g, Xuyên khung 9g, Đào nhân 9g, Hồng hoa 9g, Khương hoạt 9g, Nhũ hương 9g,Đương qui 9g, Ngưu tất 9g, Địa long 9g, Tần giao 9g, xương bồ 6g, Cam thảo 3g.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y với 6 bài thuốc trên đây chắc chắn các bạn sẽ giảm bớt được các cơn đâu do căn bệnh này gây ra.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
no image

Bệnh tiểu đường ăn quả gì

Đối với người bệnh tiểu đường chế độ ăn uống rất quan trọng trong trị liệu, không phải loại thức ăn trái cây hoa quả nào người bệnh cũng có thể ăn được. Vậy người bệnh tiểu đường ăn quả gì thì tốt không gây tăng đường và phòng ngừa được biến chứng.
Bệnh tiểu đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đường glucose và mọi đối tượng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,… dưới đây là những loại quả hay sử dụng nhất có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ăn quả gì thì tốt nhất ?

1. Bưởi đỏ
Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

2. Quả mâm xôi, quả việt quất

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.
3. Dưa hấu
Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.
4. Anh đào
Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ
5. Đào
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
6. Mơ
Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.
7. Táo
Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
8. Kiwi
Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.
9. Lê
Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .
10. Cam
Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
11. Đu đủ
Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.
12. Quả cóc
Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).
13. Quả bơ
Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.
14. Dâu tây
Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.
15. Dưa lê
Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.
16. Doi
Giống như bưởi, doi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt doi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn doi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.
17. Quả chà là
Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.
18. Quả óc chó 
Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.